MENU

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

Nhà Máy Cơ Khí P69

Công ty Cổ Phần Đầu Tư P69

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trang chủ »

Bảng Tiêu chuẩn kích thước ống thông gió các loại [Update 1h trước]

06/04/2022 2011 lượt xem
5/5 - (3 votes)

Ống thông gió là sản phẩm phổ biến trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên tuỳ vào hệ thống cần lắp đặt, mỗi loại ống gió có một số quy chuẩn về kích thước mà khi lựa chọn bạn nên lưu ý. Hãy theo dõi bài viết Bảng Tiêu chuẩn kích thước ống thông gió các loại của Nhà máy cơ khí P69 dưới đây để lựa chọn được kích cỡ phù hợp nhé!

Contents

  • Ống thông gió là gì?
  • Phân loại các kiểu ống thông gió
    • 1. Phân loại theo hình dạng tiết diện ống
    • 2. Phân loại theo chất liệu cầu thành ống gió
    • 3. Phân loại theo hướng chuyển động của gió
    • 4. Phân loại theo kiểu thông gió
    • 5. Phân loại theo động lực tạo ra thông gió
    • 6. Phân loại ống gió theo chức năng
    • 7. Phân loại theo mục đích sử dụng của ống gió
    • 8. Phân loại theo kiểu lắp đặt
  • Tầm quan trọng của việc tính kích thước ống thông gió chuẩn
  • Bảng Tiêu chuẩn kích thước ống thông gió các loại
    • 1. Tiêu chuẩn kích thước ống gió tròn
    • 2. Tiêu chuẩn về kích thước ống thông gió tiết diện vuông, chữ nhật
    • 3. Tiêu chuẩn độ dạy lớp tôn để chế tạo ống gió
    • 4. Tiêu chuẩn về độ kín của đường ống gió
  • Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí p69

Ống thông gió là gì?

Ống thông gió là sản phẩm giúp trao đổi không khí với bên ngoài, giúp lưu thông không khí trong một tòa nhà. Nó được sử dụng trong những môi trường khác nhau, bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc. Là quá trình thay thế không khí ngột ngạt trong bất kỳ không gian nào bằng không khí thoáng mát bên trong ( tức là kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ hơi ẩm, mùi hôi, khói bụi, hơi nóng).

tiêu chuẩn kích thước ống thông gió
Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị cung cấp ống thông giúp chất lượng số 1 Việt Nam

Phân loại các kiểu ống thông gió

Có rất nhiều loại ống thông gió khác nhau, dưới đây là phân loại về các kiểu ống thông gió

1. Phân loại theo hình dạng tiết diện ống

Tổng hợp 3 loại ống gió được dùng nhiều nhất hiện nay trên thị trường, đều cùng mục đích là điều hòa không khí.

– Ống gió mềm: Có cấu bên trong gồm một lớp bông thủy tinh, có đường kính khoảng 25mm mục đích là cách nhiệt. Nhược điểm do là dạng mềm nên sẽ gây ra bụi bẩn, cần thường xuyên vệ sinh gây ra chi phí về thời gian và tiền bạc và độ bền không được cao.

– Ống gió vuông: Vật liệu được làm từ tôn tráng kẽm, hình dạng vuông được kết hợp với cửa gió để tạo năng suất, điều hòa không khí. Ưu điểm với kích thước dạng vuông phù hợp với những địa hình khó, ngóc ngách và sở hữu độ bền cao, chịu được nhiệt độ từ mội trường.

– Ống gió tròn: Là sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, áp dụng cho các không gian diện tích lớn, có tốc độ làm mát nhanh và năng suất cao. Sở hữu ưu điểm là dễ lắp đặt, tiết kiệm chi phí, dễ vệ sinh, độ bền cao với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với mọi không gian.

>>Mời bạn xem thêm sản phẩm Cửa gió 7 hướng của Nhà máy cơ khí P69

2. Phân loại theo chất liệu cầu thành ống gió

Ống thông gió được sản xuất bởi nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn một trong bốn loại sau đây:

– Ống gió inox thường rất bền, có khả năng chống oxy hóa, ít bị rỉ sét, hư hỏng do đó mà tuổi thọ của loại ống này thường rất dài. Bên cạnh đó nhờ có vẻ bề ngoài sáng bóng mà loại ống này cũng góp phần làm gia tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình.

– Ống gió nhôm có tính đàn hồi lớn, khả năng chống cháy và chịu nhiệt cao. Độ bền tốt cũng giúp cho người sử dụng ống thông gió nhôm hạn chế được chi phí sửa chữa.

– Ống gió nhựa PVC có độ mềm cũng như khả năng chống nước tốt. Ống dễ uốn cong theo góc khuất của công trình. Nhẹ, dễ dàng khi di chuyển, lắp đặt. Chịu được nhiệt độ cũng như áp lực của quạt hút công nghiệp.

– Ống tôn tráng kẽm nhẹ, ít bị oxy hóa hay han gỉ. Bề mặt ống trơn láng dễ vệ sinh khi sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

3. Phân loại theo hướng chuyển động của gió

– Thông gió kiểu thổi: Thổi không khí sạch vào không gian bên trong qua các khe hở nhờ chênh lệch cột áp. Ưu điểm của phương pháp này là có thể cấp gió và không khí sạch vào phòng, nơi tập trung nhiều người hoặc nhiều nhiệt thừa, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, cả những nơi không mong muốn.

– Thông gió kiểu hút: Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp. Phương pháp này có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm trong gian, không cho phát tán ra xung quanh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có. Mặt khác, không khí tràn vào phòng là tự do, không kiểm soát được.

– Thông gió kết hợp: Kết hợp cả thổi không khí sạch vào không gian và hút xả không khí ngột ngạt ra ngoài, đây là phương pháp hiệu quả. Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Phương pháp này là tổng hợp ưu điểm của hai phương pháp trên. Tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn.

4. Phân loại theo kiểu thông gió

– Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình

– Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực được chỉ định hoặc các phòng chứa nhiều chất thải độc hại.

5. Phân loại theo động lực tạo ra thông gió

– Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong.

– Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.

6. Phân loại ống gió theo chức năng

– Ống gió thường: Tức là ống gió thực hiện chức năng dẫn gió thông thường trong hệ thống đường ống có thể là đường ống gió tươi, ống hồi, ống hút …

– Ống gió tiêu âm: Ống gió tiêu âm là sản phẩm ống gió ngoài chức năng dẫn gió thông thường; thì chúng còn thực hiện thêm chức năng làm giảm tiếng ồn trong quá trình không khí lưu thông va đập vào thành ống gió

– Ống gió cách nhiệt: Là chủng loại ống gió được dùng trong hệ thống điều hoà công nghiệp với lớp xốp bọc bảo ôn bên ngoài với khả năng cách nhiệt khá tốt

– Ống gió chống cháy: Là hệ thống ống gió EI cần đảm bảo được các giới hạn chịu lửa nhất định theo quy chuẩn mới nhất về an toàn cháy cho nhà ở và công trình

7. Phân loại theo mục đích sử dụng của ống gió

– Thông gió bình thường: Vài trò của hệ thống ống thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp không khí tươi sạch cho không gian sinh hoạt của con người.

– Thông gió sự cố: Nhiều công trình có trang bị hệ thống ống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.

– Đề phòng các trường hợp tràn hoá chất: Khi xảy ra các sự cố hệ thống ống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.

– Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ thống hút gió hoạt động và tạo áp lực dương trên những đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.

8. Phân loại theo kiểu lắp đặt

– Ống gió treo: Đây là hệ thống ống gió được treo trên các giá đỡ, đặt ở những vị trí trên cao như trần nhà xưởng. Loại ống nên chọn có trọng lượng nhẹ, chịu được tác động của môi trường như ống tráng kẽm, ống inox.

– Ống gió ngầm: Đây là hệ thống ống gió đặt ngầm dưới đất, thường lắp đặt kèm đường ống nước hay điện để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả thông gió không cao và khó vệ sinh, phân phối gió không đều vì tiết diện đường ống được xây đều nhau từ đầu đến cuối. Do đó hệ thống gió ngầm chỉ làm đường ống gió hồi, không nên làm ống gió cấp.

bảng tiêu chuẩn kích thước ống thông gió
Ống thông gió chất lượng của Nhà máy P69

Tầm quan trọng của việc tính kích thước ống thông gió chuẩn

Khi lựa chọn ống thông gió phải tuân theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, thẩm mỹ, kích thước, nguyên vật liệu phù hợp… Riêng khi lựa chọn kích thước ống thông gió thì cần đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến:

– Vấn đề thẩm mỹ: Kích thước lớn nhỏ, dài ngắn của ống gió có tác động trực tiếp đến thẩm mỹ của công trình. Bố trí, lắp đặt hệ thống ống gió với kích thước phù hợp sẽ làm gọn gàng, đẹp mắt cho công trình.

– Vấn đề hiệu suất hoạt động: Mỗi loại đường ống, mỗi môi trường lắp đặt cụ thể sẽ cần tiêu chuẩn kích thước ống gió khác nhau. Ví dụ với các môi trường hoá chất mạnh thì sẽ cần ống gió có độ dày lớn hơn chẳng hạn.

– Sự hoà hợp của toàn hệ thống: Trong một hệ thống ống thông gió hoàn chỉnh không chỉ bao gồm ống gió mà còn có thể là các phụ kiện đi kèm, cửa gió, quạt gió,… Kích thước ống thông gió phải phù hợp, chính xác đảm bảo độ kín khi cần ghép nối đường ống.

Bảng Tiêu chuẩn kích thước ống thông gió các loại

Kích thước ống thông gió được quy định theo một số cách phân loại như sau:

1. Tiêu chuẩn kích thước ống gió tròn

Quy cách chế tạo ống gió tròn với kích thước tính bằng milimet cần tuân thủ theo bảng dưới đây:

Đường kính ngoài d
Hệ thống cơ bản Hệ thống bổ trợ
1 2 3 4
100 500 80
90
100
480
500
125 560 110
120
530
560
140 630 130
140
600
630
160 710 150
160
670
700
180 800 170
180
750
800
200 900 190
200
850
900
225 1000 210
220
950
1000
250 1120 240
250
1060
1120
280 1250 260
280
1180
1250
315 1400 300
320
1320
1400
355 1600 340
360
1500
1600
400 1800 380
400
1700
1800
450 2000 420
450
1900
2000

2. Tiêu chuẩn về kích thước ống thông gió tiết diện vuông, chữ nhật

Về kích thước ống gió có tiết diện hình chữ nhật, ống gió vuông thì kích thước tính theo milimet phổ biến theo bảng sau:

Kích thước ngoài của tiết diện ống Kích thước ngoài của tiết diện ống
1 2
125 x 125 630 x 400
160 x 125 630 x 500
160 x 160 630 x 630
200 x 125 800 x 315
200 x 160 800 x 400
200 x 200 800 x 500
250 x 150 800 x 630
250 x 160 800 x 800
250 x 200 1000 x 315
250 x 250 1000 x 400
315 x 150 1000 x 500
315 x 160 1000 x 630
315 x 200 1000 x 800
315 x 250 1000 x 1000
315 x 315 1250 x 400
400 x 200 1250 x 500
400 x 250 1250 x 630
400 x 315 1250 x 800
400 x 400 1250 x 1000
500 x 200 1600 x 500
500 x 250 1600 x 630
500 x 315 1600 x 800
500 x 400 1600 x 1000
500 x 500 1600 x 1250
630 x 250 2000 x 800
630 x 315 2000 x 1000
630 x 400 2000 x 1250

3. Tiêu chuẩn độ dạy lớp tôn để chế tạo ống gió

Kích thước ống thông gió để vận chuyển không khí có nhiệt độ dưới 80°C thì dựa theo tiêu chuẩn với từng loại ống như sau:

– Độ dày lớp tôn sản xuất ống gió tròn: 

Đường kính Độ dày tôn tiêu chuẩn
200 mm trở xuống Tôn 0,5 mm
200 mm đến 450mm Tôn 0,6 mm
500 mm đến 800 mm Tôn 0,7 mm
900 mm đến 1200 mm Tôn 1,0 mm
1400 mm đến 1600 mm Tôn 1,2 mm
1800 mm đến 2000 mm Tôn 1,4 mm

– Độ dày lớp tôn sản xuất ống gió vuông:

Đường kính Độ dày  tấm tôn
Đường kính nhỏ hơn 250 mm Tôn 0,5 mm
Đường kính từ 300 mm đến 1000 mm Tôn 0,7 mm
Đường kính từ 1250 mm đến 2000 mm Tôn 0,9 mm

4. Tiêu chuẩn về độ kín của đường ống gió

Cùng với kích thước thì các đường ống gió phải đảm bảo về độ kín. Do đó mà chúng ta cần quan tâm thêm về quy định lượng gió mất do rò rỉ hoặc thâm nhập vào đường ống qua khe hở trên tuyến ống. Bảng số liệu quy định cụ thể như sau:

Cấp độ kín của ống gió Lượng gió rò rỉ hoặc thâm nhập qua khe hở m3/h cho 1 m2 diện tích khai triểnống khi áp suất tĩnh dư (dương hay âm) trên đường ống tại vị trí sát quạt
Pa
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0
BT 3,6 5,8 7,8 9,2 10,7 12,1 13,4 – – – – – – – – –
K 1,2 1,9 2,5 3,0 3,5 4,0 4,4 4,9 5,3 5,7 6,6 7,5 8,2 9,1 9,9 10,6

Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí p69

Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội

Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 09666 86 969

Hotline: 0989 188 982

Email: kd1@cokhip69.com.vn

Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/

Website: https://cokhip69.com.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab

Tweet
Bài viết trước đó Cửa gió là gì? Phân loại, đặc điểm, công dụng, báo giá cửa gió
Bài viết sau đó Hệ thống điện nhẹ là gì ? Cách lựa chọn máng cáp điện nhẹ chuẩn

Bài viết liên quan

  • JIG Là Gì? Công Dụng, Cấu Tạo, Quy Trình Thiết Kế Khuôn JIG
  • Hướng dẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong gia công cơ khí
  • Gia Công CNC Là Gì? Phân Loại, Quy Trình, Công Nghệ
  • 10+ Loại máy gia công cơ khí thông dụng phổ biến hiện nay
  • 7+ Loại vật liệu bảo ôn chịu nhiệt và ứng dụng thực tế
  • Quy định về quản lý chất lượng thép ở Việt Nam mới nhất 2023

Bài viết cùng chuyên mục

  • Khay cáp và máng cáp chất lượng – Nhà máy cơ khí P69
  • Gia công CNC là gì? Đặc điểm, các loại máy gia công CNC
  • Phương pháp phân loại hệ thống thông gió chuẩn xác hiện nay
  • Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà đúng chuẩn kỹ thuật
  • Các hướng đi dây điện trong thang máng cáp chuẩn nhất
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách bảo trì – Bảo hành
  • Chính sách bán hàng
  • Chính sách bảo mật
  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long - Khu CN Thạch Thất Quốc Oai - Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • © P69 JSC. ALL RIGHT RESERVED

Số điện thoại
0966686969
Chat Zalo