Để đảm bảo việc lưu thông gió, luân chuyển không khí chất lượng trong không gian sống tại các khu nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp thì việc lắp đặt ống gió và phụ kiện cần được đảm bảo đúng kỹ thuật.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là hướng dẫn lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn của Nhà máy cơ khí P69 bạn có thể tham khảo nhé.
Ống gió là gì?

Ống gió là công cụ, phương tiện truyền dẫn không khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ. Ống dẫn các luồng không khí lưu thông riêng từng vị trí trong, mà không làm ảnh hưởng đến các luồng không khí khác.
1, Phân loại ống gió
– Theo chức năng: ống cấp khí tươi, hồi gió, thông, thải gió.
– Theo tốc độ gió: ống tốc độ cao và thấp.
– Theo áp suất dư: ống áp suất thấp, trung bình và cao.
– Theo vị trí lắp đặt: ống gió treo, ống gió ngầm.
– Theo tiết diện ống: ống chữ nhật, vuông, tròn.
– Theo vật liệu: ống tôn tráng kẽm, inox, nhựa PVC …
– Phân chia đường ống theo tốc độ gió:
Loại đường ống gió
|
Hệ thống điều hòa dân dụng
|
Hệ thống điều hòa công nghiệp
|
||
Cấp gió
|
Hồi gió
|
Cấp gió
|
Hồi gió
|
|
Tốc độ thấp
|
<12,7 m/s
|
<10,2 m/s
|
<12.7 m/s
|
<12.7 m/s
|
Tốc độ cao
|
> 12,7 m/s
|
–
|
12,7 – 25,4 m/s
|
–
|
– Phân chia đường ống theo áp suất:
Áp suất
|
Thấp
|
Trung bình
|
cao
|
mm H2O
|
95
|
95 ÷ 172
|
172 ÷ 310
|
Cách lắp đặt ống gió và các phụ kiện

Để ống gió thực hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống thông gió điều hòa không khí. Thì chúng cần được ghép nối với nhau thông qua các khớp nối hoặc phụ kiện. Nhằm tạo nên một hệ thống đường ống gió hoàn chỉnh và chất lượng.
1, Cách lắp đặt ống gió
a, Liên kết TDC
Bước 1:
– Vào các ke góc cho các đoạn ống gió, phụ kiện ống gió ( thao tác này có thể thực hiện trực tiêp tại xưởng sản xuất). Đảm bảo ke góc phải ôm sát góc vuông ông gió, phụ kiện ống gió
Bước 2:
– Sau khi vào ke, thì các góc vuông ống gió, phụ kiện ốn gió cần được làm kín bằng keo Silicon
Bước 3:
– Dán gioăng vào giữa các ống gió với ống gió hoặc ống gió và phụ kiện ống gió
– Sử dụng Bulong và Ecu để liên kết mối nối
b, Liên kết mặt bích
Liên kết mặt bích gồm 2 bước
Bước 1:
– Gia công mặt bích tương ứng với chu vi ống gió, phụ kiện
– Khoảng cách các lỗ khoan của mặt bích
Tham khảo hình A,B
– A,B = Cạnh ống gió + 15 mm
– Liên kết mặt bích vào ống gió bằng đinh M4
Bước 2:
– Dán roan su vào giữa ống gió với ống gió hoặc ống gió và phụ kiện
– Dùng Bulong và Ecu M8 liên kết mối nối
c, Liên kết nẹp C
– Chỉ sử dụng liên kết nẹp C khi có yêu cầu kỹ thuật từ dự án, hoặc đơn vị có yêu cầu lắp đặt
– Hoặc sử dụng cho các ống gió có cạnh dài nhỏ hơn 20 mm
d, Chi tiết qua tường
– Các ống gió qua tường phải có Sleever bao bọc
– Tiêu chuẩn Sleever được thể hiện qua bản vẽ kỹ thuật của từng dự án riêng biệt
e, Chi tiết xuyên trục
– Với chi tiết này cần đảm bảo rằng khoảng cách tối thiểu giữa vách tường và ống gió không dưới 100mm
– Liên kết giá đỡ ống gió có thể bằng vít M6 hoặc ri vê
– Đảm khoảng cách tối thiểu giữa 2 giá đỡ ống gió không quá 1500mm
– Khi nối ống gió mềm vào ống gió cứng hoặc các hộp miệng gió sau khi siết bằng kẹp ống hoặc dây đai 1mm. Sau đó phải được dán bằng keo bạc bên ngoài.
f, Lắp đặt các hộp miệng gió
– Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng dự án để thực hiện cho phù hợp
– Có thể sử dụng thanh ren M6 hoặc dây treo 4 mm
g, Nối mềm giữa ống gió và thiết bị
– Các điểm cần thực hiện khớp nối mềm: Điểm liên kết ống gió với các thiết bị như: FCU, PAU, AHU, quạt .
– Khoảng cách nối mềm từ : 100mm – 200 mm
– Nối mềm này được sử dụng cổ bạt làm từ chất liệu dai và đàn hồi
2, Cách lắp đặt các phụ kiện của ống gió
– Một số phụ kiện cho ống gió có thể kể đến như: Van gió, cửa gió, một số phụ kiện khác,…
– Tùy theo hình thức kết nối ống gió, bích kết nối,…mà chúng ta có thể đặt, sản xuất hệ thống phụ kiện có các liên kết tương ứng.
a, Cách nhiệt ống gió
– Tùy theo yêu cầu của từng dự án cụ thể để có thể thực hiện cách nhiệt với đọ dày phù hợp
– Tuân thủ điều kiện tiêu chuẩn của dự án về độ dày, chủng loại,…
– Thực hiện làm sạch các bề mặt ống cần cách nhiệt
– Dán tấm giữ cách nhiệt ( áp dụng cho bông thủy tinh)
– Bôi lớp selkod (áp dụng cho bông thủy tinh) hoặc một lớp keo (áp dụng cho các tấm cách nhiệt khác mà không được bôi keo sẵn keo được đi kèm với cách nhiệt)
– Dùng băng keo bạc hoặc băng keo đi kèm theo từng loại vật liệu cách nhiệt ngoài để làm kín các vị trí tiếp nối của vật liệu cách nhiệt (áp dụng cho cách nhiệt bên ngoài khuyến cáo sử dụng băng keo bản rộng lớn hơn 50mm);
– Nếu cách nhiệt bên trong thì tùy từng dự án sẽ được mô tả chi tiết trong bản vẽ kỹ thuật
– Cách nhiệt các mối nối giữa ống gió với ống gió, giữa ống gió với phụ kiện của ống gió.
– Bọc cách nhiệt cho tất cả các phụ kiện ống (FD, VCD,… ).
b, Thử kín ống gió
– Là thao tác thử độ kín của hệ thống đường ống gió. Đảm bảo hệ thống được kín hoàn toàn, giúp năng suất lưu không khí được đảm bảo trong quá trình hoạt động. Để thử kín hệ thống thông thường các đơn vị thi công sẽ sử dụng 2 phương pháp chính là thử độ kín bằng ống gió và thử độ kín bằng áp lực. Nếu phát hiện lỗ hở trong hệ thống, đơn vị thi công có thể khắc phục ngay lập tức.
Trên đây là các cách lắp đặt ống gió và các phụ kiện đúng kỹ thuật mà Nhà máy cơ khí P69 giới thiệu cho bạn. Nếu còn gì thắc mắc thì liên hệ với chúng tôi nhé.
Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69
Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 09666 86 969
Hotline: 0989 188 982
Email: kd1@cokhip69.com.vn
Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/
Website: https://cokhip69.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab