An toàn trong gia công cơ khí góp phần đảm bảo tính mạng cho người và tài sản trong quá trình lao động. Để làm được điều đó, ngoài tuân thủ thực hiện các nguyên tắc, quy định đề ra thì đảm bảo kỹ thuật gia công cũng rất quan trọng. Vậy nên hôm nay Nhà máy cơ khí P69 sẽ hướng dẫn bạn đảm bảo an toàn tuyệt đối qua bài viết dưới đây nhé!
Gia công cơ khí là gì?
– Gia công cơ khí được hiểu là quá trình các chủ thể sử dụng các loại máy móc, công nghệ áp dụng các nguyên lý để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, và gia công cơ khí cũng có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người.

– Nhắc đến khái niệm gia công cơ khí, chúng ta có thể liên tưởng đến các thao tác sử dụng máy tiếp xúc, tác động lên các bề mặt vật liệu gia công cụ thể có thể kể đến như: chất liệu inox, gia công cơ khí nhôm, sắt hay thép hay nhiều thao tác khác. Gia công cơ khí là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng đầu tư, khuyến khích phát triển.
Những tai nạn có thể xảy ra khi gia công cơ khí
– Đây là điều mà không ai mong muốn nó xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên tai nạn có thể xảy ra và gây mất an toàn trong gia công cơ khí nếu người lao động không cẩn thận.
– Sự chuyển động của các trang thiết bị làm việc, phương tiện vận chuyển hay các phương tiện trợ giúp trong quá trình gia công như: bắn té kim loại, cắt, kẹp, va đập,.. chính là các mối nguy hiểm cần đề phòng. Sau đây là một vài tai nạn thường gặp trong lĩnh vực gia công cơ khí:
- Vật liệu bắn vào mắt
- Quần áo, đồng phục bị cuốn vào máy
- Điện giật
- Bỏng
- Vấp ngã
- Bị máy cán, cắt, kẹp
- …
Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi gia công cơ khí
Dưới đây là 2 nguyên nhân chung và cụ thể thường hay xảy ra khi thi công cơ khí. Mời bạn tham khảo
1. Nguyên nhân chung
– Thiết bị che chắn không bảo đảm an toàn: đồ dùng, thiết bị, quần áo bảo hộ bị thiếu hoặc hỏng
– Máy móc thiết bị hỏng hóc: Bộ phận điều khiển máy bị hỏng hoặc hở hiện
– Nhân viên, kỹ sư vi phạm các nội quy an toàn gia công cơ khí:
– Môi trường làm việc không bảo đảm: thông gió không tốt, ánh sáng yếu, …
– Sắp xếp máy móc không khoa học
– Các tiêu chí về công nghệ, quy trình vận hành, trang thiết bị chưa phù hợp
2. Những nguyên nhân cụ thể gây ra tai nạn khi gia công cắt gọt
– Các bộ phận trên cơ thể hoặc do trang phục của người lao động không gọn gàng có thể bị cuốn vào máy móc khi vận hành
– Nguyên vật liệu không bền chắc khi gia công đá mài vỡ và văng ra gây mất an toàn
– Mũi khoan lắp đặt không chặt khi gia công có thể bị văng ra
– Phôi được gia công với tốc độ cao và liên tục tạo thành dây quấn vào người lao động hoặc tích tụ thành các miếng nhỏ văng ra ngoài
– Do sự va chạm của các dụng cụ cầm tay và người lao động có thể là vô ý hoặc do bất cẩn
– Gia công hàn cắt kim loại cần sử dụng lửa có thể gây cháy nổ, mất an toàn cho người lao động và tài sản của doanh nghiệp
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi gia công cơ khí
Doanh nghiệp, người lao động cần tuân thủ đúng các nguyên tắc và kỹ thuật để tránh tối đa các tai nạn không đáng có trong quá trình gia công cơ khí.
1. Nguyên tắc chung
– Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn đối với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, thỏa mãn các yêu cầu của nhà chế tạo trong hồ sơ máy. Cùng với đó là đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong gia công cơ khí như:
– Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo các quy định hiện hành của nhà nước trong toàn bộ các khâu từ thiết kế cho đến chế tạo, gia công, lắp đặt, vận hành và quản lý máy móc, trang thiết bị.
– Xác định đầy đủ và chi tiết các vùng cụ thể trong nhà xưởng gia công có thể là mối nguy hiểm, nguồn phát gây tai nạn.
– Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản.
– Thiết kế, bố trí mặt bằng nhà xưởng phù hợp, thỏa mãn các điều kiện an toàn gia công như:
– Chọn vị trí và lắp đặt máy móc, thiết bị phù hợp;
– Bố trí nhà xưởng thuận tiện cho quá trình di chuyển;
– Máy móc, thiết bị gia công cơ khí trong nhà xưởng được lắp đặt theo đúng kỹ thuật, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn;

2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị
– Không được phép tự ý vận hành máy móc
– Kiểm tra máy móc, thiết bị an toàn, điều chỉnh vị trí đứng trước khi khởi động máy
– Tắt toàn bộ thiết bị máy móc khi không có người phụ trách ở đó
– Khi xảy ra mất điện cần tắt hết nguồn toàn bộ máy máy tránh máy móc tự ý hoạt động trở lại khi có điện
– Khi thực hiện điều chỉnh máy, người lao động cần phải tắt hết toàn bộ động cơ của máy và chờ đến khi dừng hẳn.
– Khi vận hành máy cần sử dụng trang phục đúng tiêu chuẩn, tránh xảy ra tình trạng quần áo quá dài dễ bị cuốn vào máy.
Máy móc thiết bị cần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên
– Cần treo biển “máy hỏng” tại các vị trí máy móc thiết bị hỏng để thông báo cho người lao động
2.1. Những lưu ý khi gia công công cơ khí
– Ngoài những nguyên tắc trên thì ta vẫn cần lưu ý thêm một vài điều như sau:
– Chọn mua máy móc thiết bị vận hành uy tín, đảm bảo an toàn tại mọi thao tác vận hành.
– Tránh để các bộ phận của máy bị bám bụi.
– Trang bị các thiết bị điều khiển hoặc chế độ dừng tự động cho máy
– Che chắn đầy đủ những bộ phận nguy hiểm của máy
– Để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động trong doanh nghiệp, ta cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình gia công cơ khí để tránh những tai nạn không mong muốn.
3. Lưu khí trong gia công cơ khí
– Bên cạnh những nguyên tắc như trên cũng có một số lưu ý mà ban quản lý và nhân viên nhà xưởng nên ghi nhớ để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí:
– Chọn mua máy móc, thiết bị uy tín, chất lượng đảm bảo an toàn tại mọi thao tác vận hành.
– Che phủ các bộ phận chuyển động của máy, tránh bám tình trạng bám bụi bẩn.
– Được trang bị thiết bị điều khiển hoặc dừng tự động
– Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên vật liệu an toàn nhằm gia tăng năng suất hoạt động cũng như giảm những mối nguy hại do máy móc tạo ra.
– Thực hiện che chắn đầy đủ và cẩn thận những bộ phận hoặc vùng nguy hiểm của máy móc. Đặc biệt cần đảm bảo phần được che chắn:
- Cố định chặt vào máy;
- Đảm bảo không cản trở quá trình vận hành của máy cũng như tầm nhìn của người lao động;
- Có thể dễ dàng tháo gỡ khi bảo dưỡng, sửa chữa;
- Trang bị hệ thống biển báo nguy hiểm đầy đủ;
- Đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn;
- Tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí
Để giúp doanh nghiệp và người lao động hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong quá trình gia công sản xuất, Nhà máy cơ khí P69 đã tổng hợp 4 kỹ thuật đảm bảo an toàn ứng với 4 hạng mục gia công cơ khí quan trọng như sau:
1. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí cắt gọt
Trong quá trình thực hiện gia công cơ khí cắt gọt cần thực hiện một số kỹ thuật như sau để đảm bảo an toàn:
– Trước khi vận hành máy phải siết chặt các ốc vít, bulong, kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc: tra dầu mỡ, kiểm tra cơ cấu truyền dẫn động của máy, kiểm tra độ căng đai,…
– Máy móc phải được đặt ở vị trí vững chắc, đảm bảo chịu được trọng lực của thiết bị và các lực tác động vào máy khi gia công như: dập, đột, máy búa,…
– Bố trí phòng riêng để chứa các thiết bị làm sạch phôi khi gia công phôi.
– Khi tiện, máy quay nhanh, đảm bảo mũi tâm của ụ động phải trùng với mũi của tâm quay.
– Khi dao phay đang hoạt động, người lao động tuyệt đối không đưa đưa tay vào vùng làm việc của dao.
– Không được sử dụng găng tay khi khoan. Đồng thời không sử dụng tay để giữ vật liệu khi gia công khoan.
– Người lao động không được đứng bên cạnh máy mài mà không có che chắn khi gia công mài.

2. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí áp lực
Đối với gia công cơ khí áp lực có một số kỹ thuật quan trọng để đảm bảo an toàn mà người thợ nên lưu ý như sau:
– Cán phải làm bằng gỗ, không xuất hiện mắt và vết nứt, khô, dẻo, thớ dọc.
– Dụng cụ rèn tự do phải có chiều dài tối thiểu là 150mm.
– Ống khí nén đảm bảo phù hợp với áp suất công tác và kích thước khớp ống.
– Các phôi rèn lớn khi di chuyển phải được cơ giới hóa.
– Các bộ phận chịu áp lực cấu thành máy phải thường xuyên được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt, không gây ra mối nguy hại.
– Không sử dụng tay để cấp phôi khi đang sử dụng máy đột dập tự động hóa.
3. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí nguội
Để đảm bảo an toàn trong gia công cơ khí nguội người lao động cần chú ý:
– Kích thước bàn nguội thỏa mãn:
– Làm việc một phía: ít nhất là 750mm;
– Làm việc hai phía: ít nhất là 1300mm;
– Chiều cao: dao động từ 850mm đến 950mm;
– Riêng đối với bàn nguội làm việc hai phía phải có lưới chắn cao ít nhất 800mm ở giữa. Kích thước mắt lưới tối đa là 3x3mm;
– Khoảng cách giữa 2 êtô: ít nhất 1m
– Trong quá trình mài mũi khoan, dao tiện phải đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật.
4. Kỹ thuật đảm bảo an toàn gia công cơ khí hàn cắt kim loại
Như đã nói ở trên gia công cơ khí hàn cắt kim loại bằng phương pháp hàn điện và hàn khí luôn có những nguy hiểm nhất định, do đó để đảm bảo an toàn cần lưu ý:
4.1. Đối với hàn điện
- Cần được trang bị mặt nạ và quần áo chuyên dụng.
- Tuyệt đối không thực hiện hàn gần những vật hoặc nơi dễ bắt lửa.
- Môi trường gia công hàn điện phải có hệ thống thông gió tốt. Nếu phải hàn ở những nơi kín thì cần có người canh chừng, đảm bảo an toàn gia công.
- Phải làm sạch hai bên đường hàn (lau mỡ, cạo sơn,…) ít nhất 50mm.
- Không thực hiện hàn các vật đang chịu áp lực.
- Trước khi hàn các bình chứa vật liệu, chất dễ cháy, phải vệ sinh sạch sẽ và luôn luôn mở nắp bình khi hàn.
- Khi gia công hàn điện – cắt trên cao, người lao động phải sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng. Đặc biệt, khi cắt các kết cấu trên cao, phần cắt cần được buộc chặt lại
- để tránh tình trạng rơi xuống đất, va đập vào người và gây tai nạn.
- Máy hàn điện phải tránh bị dính nước, được trang bị bao che, nối đất và cách điện.
- Dây cáp hàn được bố trí và thiết kế gọn gàng, tránh gây vướng, va vấp cho người qua lại.
- Máy phải được đặt vững chắc, tiến hành kiểm tra máy đảm bảo an toàn trước khi vận hành.
4.2. Đối với hàn khí
- Tiến hành kiểm tra hạn sử dụng của các bình chứa khí hàn, kiểm tra van, kiểm tra trên bề mặt bình (có vết nứt, khuyết tật, lồi, lõm hay không), kiểm định mức độ an toàn của bình khí.
- Để bình khí tránh xa nguồn phát nhiệt hoặc lửa.
- Khi mở van bình chứa khí hàn, người lao động không đứng đối diện van.
- Tránh tình trạng va đập bình khí.
- Không được phép bố trí nhiều hơn 10 bình chứa khí và nhiều người lao động trong cùng một phân xưởng.
- Khi nhà xưởng xảy ra hỏa hoạn, phải tiến hành di chuyển các bình chứa axetylen đi trước. Trong lúc này, cho phép lăn các bình trong phạm vi dưới 25m.
- Không sử dụng thuốc lá khi làm việc.
- Không sử dụng chổi kim loại để vệ sinh van, khóa.
- Thường xuyên kiểm tra và giám sát người lao động trong quá trình gia công hàn khí – cắt.
Địa chỉ sản xuất và lắp đặt các loại máy gia công cơ khí uy tín
Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường sản xuất và lắp đặt các loại máy gia công cơ khí uy tín
Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.
Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.
Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.
Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn
Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69
Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 09666 86 969
Hotline: 0989 188 982
Email: kd1@cokhip69.com.vn
Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/
Website: https://cokhip69.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab