Giải pháp thông gió cho nhà mái tôn luôn được quan tâm. Bởi mùa hè của nước ta vốn nắng nóng gay gắt nên nhà có mái tôn hấp thụ nhiệt lượng rất lớn. Có thể lên tới 45-50 độ C. Do đó, hơi nóng sẽ phả xuống các phòng khiến không khí trong nhà trở nên nóng bức, bí bách, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của mọi người trong gia đình. Do đó, để hạ nhiệt mái tôn, bạn hãy cùng Nhà máy cơ khí P69 tham khảo các giải pháp thông gió cho nhà mái tôn hiệu quả.
Nguyên lý chống nóng mái tôn
Để chống nóng tôn một cách hiệu quả thì bạn nên tuân thủ theo các nguyên lý sau:
Nguyên lý 1: Hạn chế ánh nắng mặt trời trực tiếp vào mái và nhà.
Càng ít ánh nắng chiếu trực tiếp vào mái đồng nghĩa với việc nhiệt lượng sẽ giảm đi. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong việc chống nóng. Cũng giống như bạn ngồi dưới tán cây lúc nào cũng mát và thoải mái hơn là đứng giữa trời nắng.
Nguyên lý 2: Trang bị hoặc nâng cấp các vật liệu chống nóng cho mái, làm mát mái.
Ứng dụng sự phát triển của công nghệ xử lý vật liệu vào để chống nóng cho mái tôn.
Nguyên lý 3: Tăng khả năng thông gió trong nhà và công trình.
Dựa trên nguyên lý phong thủy từ ngàn đời của ông cha ta là một trong những cách rất hay để giúp giảm nhiệt độ vào những ngày nắng nóng oi bức. Nguyên lý này không hoàn toàn tác động đến riêng mái tôn mà tổng thể không gian nhà.
Giải pháp thông gió cho nhà mái tôn
Dưới đây là một số giải pháp thông gió cho mái tôn nhà bạn:
1. Dùng quả cầu thông gió (quả cầu hút nhiệt)
Quả cầu thông gió được làm từ inox, là một thiết bị cơ khí công nghiệp, vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí. Nó lấy gió tự nhiên vào trong nhà, từ đó tạo sự thông thoáng, mát mẻ, hút khí nóng trong nhà ra.
Ưu điểm:
– Tiết kiệm chi phí bởi không sử dụng điện năng, ít phải bảo hành và thân thiện môi trường.
– Thiết kế gọn nhẹ, kĩ thuật đơn giản
– Luôn luôn hoạt động giúp lưu thông không khí ngay cả khi có ít gió.

Nhược điểm:
– Do hoạt động chủ yếu nhờ gió và khí nóng bốc lên. Vì vậy quả cầu sẽ không phát huy tác dụng nếu đặt ở nơi bị che khuất gió.
– Lắp đặt khó khăn, dễ gây thấm dột khi trời mưa.
– Rác hay lá cây, cành khô sẽ khiến quả cầu thông gió dễ bị kẹt, gây mất hiệu quả sử dụng
– Bên cạnh đó, nhiều người phản ánh rằng quả cầu hút nhiệt khiến ngôi nhà có nhiều bụi hơn, thấm dột khi trời mưa và hiệu suất hút gió không cao.
– Quả cầu thông gió thường được sử dụng trong các công trình như nhà xưởng, nhà máy, nhà cao tầng.
2. Dùng ống thông gió mái nhà
Ống gió thông mái nhà là một biện pháp thông gió tự nhiên.
Ưu điểm:
– Ống thông gió thường bền, không bị oxy hóa hay han gỉ, dùng lâu vẫn giữ được độ sáng bởi thường làm từ inox.
– Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.
Nhược điểm:
– Giá thành khá đắt
– Yêu cầu tỉ mỉ trong thi công nên tốn thời gian, chi phí thuê nhân công cao hơn.

3. Dùng quạt thông gió gia đình
– Quạt hút (quạt thông gió) hiện được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình, nhà xưởng, xí nghiệp,…
– Lắp quạt thông gió giúp cho không gian thoáng đãng, dễ chịu hơn. Thêm vào đó, đây là loại quạt rất thông dụng với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, hiệu quả làm mát không cao.
4. Làm giếng trời
– Giếng trời mang lại ánh sáng và sự thông thoáng cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, giếng trời có thể khắc phục được sự hạn chế về không gian và không mở được nhiều cửa sổ.
– Khi lắp giếng trời thì bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
– Ánh sáng: Giếng trời giúp cho ngôi nhà của bạn có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên.
– Tiếng ồn: Giếng trời sẽ làm cho âm thanh gần đó vang và rõ, có thể gây ảnh hưởng đến người trong gia đình.
– Mưa hắt: Khi thi công cần tránh để mưa hắt vào trong nhà thông qua giếng trời.
Những sai lầm cần tránh khi lắp đặt hệ thống thông gió nhà ống
Khi thiết kế hệ thống thông gió cho nhà phố, nếu bạn chỉ quan tâm đến những phương pháp thông gió không thôi thì là chưa đủ. Nhà máy cơ khí P69 sẽ chia sẻ những sai lầm cần tránh khi lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà bạn như sau:
1. Bố trí hướng thoát gió và cửa đón cùng phía
Cửa đón gió và thoát gió là một trong các cách thiết kế thông gió cho nhà phố hiệu quả. Việc bố trí cửa sổ hay cửa ra vào đúng cách sẽ giúp lưu thông cũng như trao đổi không khí trong nhà.
Vì vậy, khi bạn thiết kế cửa đón và thoát gió nằm ở cùng phía hoặc khoảng cách quá gần nhau sẽ làm cho không khí bị tù đọng, không thể lưu thông trong nhà.
Do vậy, bạn cần bố trí các cửa sổ đón, thoát gió ở vị trí cửa nằm đối diện hoặc lệch nhau để đảm bảo không khí có thể lưu thông, trao đổi một cách tốt nhất.
2. Bật quạt hướng quay lưng về cửa sổ
Đôi khi nhiều người vẫn nghĩ bật quạt quay lưng vào hướng cửa sổ thì sẽ hút thêm không khí tươi mát vào phòng.
Tuy nhiên, nếu căn phòng của bạn chỉ có một cửa sổ thì đây lại là một cách làm sai lầm. Bởi lẽ khi không khí đi từ bên ngoài cửa sổ vào sẽ lấp đầy căn phòng nhưng lại không thể lưu thông ra ngoài. Điều này mang lại cảm giác ngột ngạt, còn khiến bụi bẩn tích tụ trong nhà không ra được.
Do vậy để giúp tạo luồng không khí với chiều hướng ra ngoài và giúp cho không khí được dễ dàng trao đổi và tuần hoàn hơn thì bạn nên đặt quạt gần và hướng ra phía cửa sổ.
Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69
Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 09666 86 969
Hotline: 0989 188 982
Email: kd1@cokhip69.com.vn
Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/
Website: https://cokhip69.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab