MENU

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

NHÀ MÁY CƠ KHÍ P69

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trang chủ »

Tìm hiểu hệ thống cơ điện của tòa nhà chung cư từ A – Z

11/06/2022 1444 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

M&E, với nghĩa đầy đủ là Mechanical and Electrical, được dịch ra là Cơ khí và Điện. Hệ thống cơ điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng của một công trình. Người làm nhà lần đầu thường ít chú trọng hoặc khó mà chú trọng hạng mục này. Bởi những bất tiện khi thi công sai M&E thường phải sau quá trình sử dụng mới nhìn ra được. Không phải vẻ đẹp xấu bên ngoài, M&E ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen sinh hoạt và đời sống hàng ngày của gia đình.

Vậy hệ thống cơ điện M&E là gì? Hệ thống M&E có bao nhiêu hạng mục? Hãy theo dõi bài viết của Nhà máy cơ khí P69 để hiểu rõ hơn nhé

Contents

  • Hệ thống cơ điện là gì?
  • Phân loại hệ thống cơ điện
    • 1. Điện nặng bao gồm
    • 2. Điện nhẹ bao gồm
  • Hệ thống cơ điện M&E gồm những mục gì?
  • Các tiêu chuẩn thiết kế M&E
    • 1. Về hệ thống gió và điều hòa không khí
    • 2. Về thiết kế hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh
    • 3. Về báo cháy và chữa
    • 4. Về hệ thống điện trong tòa nhà
  • Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69

Hệ thống cơ điện là gì?

M&E là viết tắt của Mechanical and Electrical được hiểu là cơ khí và điện. Hệ thống cơ điện trong tòa nhà giúp tòa nhà vận hành trơn tru, linh động hơn, là phần thiết yếu không thể thiếu. Các hệ thống cơ điện M&E trong tòa nhà chiếm khoảng 40 – 60% tổng khối lượng của công trình xây dựng khi mỗi công trình có hai yếu tố xây dựng và cơ khí, thậm chí có những dự án lên đến 70 – 80%.

Phân loại hệ thống cơ điện

Hệ thống cơ điện gồm có điện nặng và điện nhẹ. Dưới đây là chi tiết về 2 loại trên:

1. Điện nặng bao gồm

– Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)

– Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)

– Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting

– Hệ thống ổ cắm: Socket outlet

– Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)

– Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)

– Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

hệ thống cơ điện M&E
Hệ thống cơ điện trong tòa nhà giúp tòa nhà vận hành trơn tru, linh động hơn, là phần thiết yếu không thể thiếu

2. Điện nhẹ bao gồm

– Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system

– Hệ thống điện thoại: Telephone system

– Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system

– Hệ thống PA ( public address system) ….

Hệ thống cơ điện M&E gồm những mục gì?

Các hệ thống cơ điện M&E trong tòa nhà được chia làm 4 mục chính:

– Hệ thống gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning; HVAC)

– Hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary; P&S)

– Hệ thống điện (Electrical)

– Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire Alarm & Fire Fighting)

Phần Mechanical bao gồm những hệ thống liên quan đến cơ khí như hệ thống gió và điều hòa không khí; phòng cháy, chữa cháy; cấp thoát nước; cung cấp gas LPG và khí nén.

Phần Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến điện như phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng, điều khiển, điện nhẹ.

Các tiêu chuẩn thiết kế M&E

Các tiêu chuẩn thiết kế các hệ thống M&E trong tòa nhà cần đáp ứng đầy đủ các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) do Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và các bộ ngành công bố

1. Về hệ thống gió và điều hòa không khí

Nhà thầu cơ điện phải thiết kế theo các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 6160:1996 – PCCC – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế

– TCXD 232:1999 – Hệ thống thông gió, điều hòa, cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu

– QCVN 26:2010 – BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

– TCVN 5687:2010 – Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

– QCVN 09:2013 – Sử dụng hiệu quả năng lượng

hệ thống cơ điện M&E
Các tiêu chuẩn hệ thống cơ điện M&E sẽ giúp bạn vận hành hệ thống một cách hiệu quả nhất

2. Về thiết kế hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh

Nhà thầu cơ điện M&E cũng nên đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:

– TCVN 4513:1988 – Cấp thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

– TCVN 4519:1988 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình

– TCVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

– TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

3. Về báo cháy và chữa

– TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

– TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật

– TCVN 7336:2003 – PCCC – hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

– TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình

4. Về hệ thống điện trong tòa nhà

– TCXD 4756:1989 – Quy chuẩn nối đất và nối không của thiết bị điện

– TCVN 11:2006 – Quy phạm trang bị điện

– TCXDVN 394:2007 – Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong công trình xây dựng – An toàn điện

– QCVN 07:2016 – Quy chuẩn quốc giá về cơ sở hạ tầng (5 – Công trình cấp điện; 7- Công trình chiếu sáng)

– TCVN 9206:2012 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

– TCVN 9207:2012 – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69

Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội

Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 09666 86 969

Hotline: 0989 188 982

Email: kd1@cokhip69.com.vn

Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/

Website: https://cokhip69.com.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab

Tweet
Bài viết trước đó Phương pháp phân loại hệ thống thông gió chuẩn xác hiện nay
Bài viết sau đó Hệ thống tăng áp cầu thang: nguyên lý, thiết kế, cơ chế hoạt động

Bài viết liên quan

  • Top 10 loại Băng tải công nghiệp thông dụng nhất hiện nay
  • Phân biệt van bi, van bướm và van kim chi tiết từ A – Z
  • Ứng dụng nổi trội của robot công nghiệp trong sản xuất
  • IoT và Các ứng dụng của IoT trong sản xuất công nghiệp
  • Titan là gì? Đặc tính, ứng dụng phổ biến của titan hiện nay
  • So sánh phương pháp gia công khoan CNC và phay CNC

Bài viết cùng chuyên mục

  • Điều hòa âm trần nối ống gió: Đặc điểm, cấu tạo, chức năng
  • Hệ thống thông gió tầng hầm: Nguyên lý, phương pháp, tiêu chuẩn
  • Báo Giá Phụ Kiện Ống Gió Vuông Mới Nhất 2022 [Update 1h]
  • Ahu là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống Ahu
  • Tủ ATS là gì? Cấu Tạo, Chức Năng và Nguyên Lý Hoạt Động
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách bảo trì – Bảo hành
  • Chính sách bán hàng
  • Chính sách bảo mật
  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long - Khu CN Thạch Thất Quốc Oai - Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • © P69 JSC. ALL RIGHT RESERVED

Số điện thoại
0966686969
Chat Zalo