...

Hệ thống thông gió HVAC là gì? Tìm hiểu nguyên lý, cấu tạo, và phương thức hoạt động

Hệ thống thông gió HVAC đóng vai trò quan trọng trong đời sống, được sử dụng nhiều trong sản xuất, nhà máy dược phẩm, nhà máy chế biến thực phẩm và ngành công nghiệp nặng như tàu vũ trụ, máy bay. Hãy cùng P69 tìm hiểu về hệ thống này, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng để có cái nhìn chi tiết nhé!

Contents

1. Hệ thống thông gió HVAC là gì?

Hệ thống thông gió HVAC là một hệ thống điều hòa không khí, giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong một không gian. Mục tiêu của hệ thống này là cung cấp không khí chất lượng cho các môi trường cần chúng và tạo sự thoải mái nhiệt.

Hệ thống thông gió HVAC là tổ hợp của ba hệ thống bao gồm hệ thống sưởi (Heating), đường ống thông gió (Ventilation), và điều hòa không khí (Air Conditioner). Các thiết kế của hệ thống HVAC được dựa trên nguyên tắc truyền nhiệt, nhiệt động lực học và cơ học chất lỏng. Mục đích cuối cùng của hệ thống này là là tạo ra một không gian với nhiệt độ và độ ẩm đạt chất lượng cao nhất.

he-thong-thong-gio-hvac
Hệ thống thông gió HVAC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng

Hai biến thể chính của hệ thống thông gió là HVACR (Hệ thống xử lý không khí bao gồm làm lạnh, nhưng không thông gió), và HVAC & R hoặc HVAC – “R” ( Hệ thống thông gió HVAC bao gồm cả làm lạnh)

2. Phân loại hệ thống thông gió HVAC

Dưới đây, Nhà Máy Cơ Khí P69 xin chia sẻ một số cách phân loại hệ thống thông gió HVAC:

2.1 Theo hướng chuyển động của gió

Thông gió kiểu thổi: Thông gió này được hoạt động theo kiểu thổi không khí sạch vào trong phòng và sau đó thải không khí bụi bẩn bên trong ra ngoài qua các kẽ hở. Phương pháp này có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết để nhận không khí trong lành, nơi tập trung nhiều người, ẩm, nhiệt thừa. Tuy nhiên, áp suất trong phòng là dương nên không khí thu về sẽ tràn ra mọi hướng, ngay cả vị trí không mong muốn.

Thông gió kiểu hút: Do sự chênh lệch về cột áp, không khí bên trong và bên ngoài sẽ được hút và thổi qua các khe hở hoặc cửa thông gió. Hệ thống thông gió hút trực tiếp không khí có mùi tại nơi phát sinh ô nhiễm, không để lan ra các vị trí khác trong phòng. Từ đó mùi sẽ được ngăn chặn không thể tràn ra những khu vực khác trong phòng.

he-thong-thong-gio-kieu-hut
Hệ thống thông gió kiểu hút

Thông gió kết hợp: Là sự kết hợp việc hút, xả thổi vào trong. Đây là phương pháp được đánh giá cao và hệ thống bao gồm hệ thống quạt hút và thổi. Phương pháp này giúp mang lại những làn gió tươi mát vào trong phòng. Được sử dụng nhiều trong những xưởng sản xuất, khu công nghiệp,…

2.2 Theo phương pháp tổ chức 

Thông gió tổng thể: Được thiết kế để cung cấp không khí tươi mát cho toàn bộ phòng hoặc công trình. Hệ thống này hoạt động bằng cách hút không khí từ ngoài vào và đẩy không khí đã sử dụng ra ngoài, giúp duy trì lưu lượng không khí liên tục trong toàn bộ không gian. Điều này giúp cải thiện chất lượng không khí, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và mốc.

Thông gió cục bộ: Được sử dụng để loại bỏ không khí ô nhiễm hoặc chất độc hại từ trong phòng hoặc công trình. Hệ thống hoạt động bằng cách hút không khí ô nhiễm trực tiếp từ nguồn và đưa ra ngoài, giúp bảo vệ sức khỏe của những người làm việc trong khu vực đó. Thường được sử dụng trong các khu vực có chất độc hại, như các phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất, hoặc nhà bếp công nghiệp.

2.3 Theo động lực tạo ra thông gió

Thông gió tự nhiên: Là quá trình trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài thông qua sự chênh lệch cột áp (cột áp này được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và ngoài). Khi nhiệt độ bên trong cao hơn nhiệt độ bên ngoài, thì không khí nóng bên trong sẽ nổi lên và tạo ra một cột áp, kéo không khí mát từ bên ngoài vào.

he-thong-thong-gio-tu-nhien
Hệ thống thông gió tự nhiên

Thông gió cưỡng bức: Là quá trình sử dụng các thiết bị như quạt để hỗ trợ hoặc tăng cường quá trình thông gió. Quạt giúp tạo ra luồng không khí mạnh mẽ, cho phép không khí di chuyển nhanh hơn và hiệu quả giữa không gian bên trong và ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích trong các không gian kín hoặc có ít cửa sổ.

2.4 Theo mục đích 

Thông gió bình thường: Hệ thống này được thiết kế để loại bỏ các chất độc hại, nhiệt độ và độ ẩm thừa từ không gian sống hoặc làm việc. Nó cung cấp không khí tươi, sạch và cho mọi người sinh hoạt và làm việc. Điều này giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc thoải mái, cải thiện sức khỏe.

Thông gió sự cố: Hệ thống này được xây dựng nhằm mục đích khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong nhiều công trình khác nhau. Các sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ ,…. Hệ thống thông gió hoạt động để loại bỏ khói, hơi nước và các chất độc hại khác, giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho mọi người trong trường hợp xảy ra sự cố.

Khi xảy ra hoả hoạn: Khi có cháy, để ngăn chặn lửa lan vào cầu thang và lối thoát hiểm, hệ thống thông gió sẽ được kích hoạt, tạo ra áp lực dương ở những khu vực này. Điều này giúp mọi người dễ dàng thoát khỏi hiểm họa.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió HVAC 

Hệ thống sẽ lấy khí tươi từ không khí bên ngoài và đưa qua cụm khí đầu vào, sau đó sẽ đi ngang qua AHU. AHU có nhiệm vụ là kiểm soát chất lượng không khí được đưa từ bên ngoài vào và nó sẽ điều chỉnh độ ẩm, áp suất cũng như lọc sơ bộ các bụi bẩn có kích thước lớn.

Khi khí tươi cấp vào Air Handling Unit sẽ được kiểm soát bằng van chỉnh gió, sau đó khi khí tươi đi qua thiết bị này sẽ được điều chỉnh nhiệt độ về khoảng còn 22 độ C, bằng với Heater.

nguyen-ly-hoat-dong-he-thong-hvac
Nguyên lý hoạt động của hệ thống HVAC

Cuối cùng là không khí sẽ được lọc qua màng lọc HEPA để loại bỏ hết các tiểu phân có kích thước nhỏ. Đối với những môi trường cần không khí sạch thì màng lọc HEPA là thật sự rất quan trọng.

Hầu hết không khí trong phòng khoảng 90% đều sẽ được hồi lưu về AHU và cấp trở lại môi trường trong nhà và còn khoảng 10% sẽ được thải ra môi trường.

4. Cấu tạo của hệ thống thông gió HVAC 

Hệ thống thông gió HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) bao gồm ba hệ thống chính: sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí. Dưới đây là các thành phần cơ bản của mỗi hệ thống:

Quạt (Fan): Quạt có chức năng lưu thông và trả lại không khí trong hệ thống. Nó giúp đẩy không khí qua các bộ phận khác như bộ lọc, bộ phận trao đổi nhiệt và đường ống.

Đường ống cung cấp không khí: Đường ống này dẫn không khí từ quạt đến các phần cần thiết của hệ thống, bao gồm các bộ phận trao đổi nhiệt và các cửa ra vào không khí.

Các đầu vào cung cấp không khí và cửa hút không khí trở lại:  Các thành phần này điều chỉnh lượng không khí vào và ra hệ thống. Chúng giúp kiểm soát lưu lượng không khí và đảm bảo rằng không khí được phân phối đều trong hệ thống.

duong-ong-cung-cap-khong-khi
Đường ống cung cấp không khí

Buồng khí hỗn hợp: Buồng này nhận khí trong phòng và trộn với không khí bên ngoài. Điều này giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

Các bộ lọc: Bộ lọc loại bỏ các hạt bụi và chất cặn bã từ không khí trước khi nó đi qua bộ phận trao đổi nhiệt. Điều này giúp bảo vệ các bộ phận khác của hệ thống khỏi sự hư hỏng do bụi và chất cặn bã.

Các bộ phận trao đổi nhiệt: Bao gồm cuộn dây nóng, cuộn dây hơi, chất làm lạnh bay hơi, hay cuộn nước lạnh để thêm nhiệt hoặc loại bỏ nhiệt từ không khí lưu thông. Các bộ phận này giúp điều chỉnh nhiệt độ của không khí.

Thiết bị sưởi ấm phụ: Như lò khí đốt tự nhiên hoặc yếu tố nhiệt điện. Chúng được sử dụng khi nhiệt độ môi trường bên ngoài quá lạnh và cần thêm nhiệt vào không khí.

Nén khí: Nén khí dùng để nén hơi lạnh và bơm chất làm lạnh xung quanh hệ thống. Điều này giúp tăng hiệu suất làm lạnh của hệ thống.

he-thong-nen-khi
Hệ thống nén khí

Bộ phận loại bỏ nhiệt từ hơi lạnh và ngưng tụ nó vào một chất lỏng:  Bộ phận này giúp loại bỏ nhiệt từ hơi lạnh và biến nó thành chất lỏng, giúp làm mát hệ thống.

Bơm: Có hai loại bơm trong hệ thống điều hòa không khí. Một loại dùng để lưu thông nước qua bình ngưng làm mát bằng nước, máy bơm nước ngưng tụ (CWP), cung cấp nước ngưng tụ (CWS) và ngược lại (CWR). Loại khác dùng để lưu thông nước nóng từ nồi hơi thông qua các cuộn dây nước nóng và quay trở lại hoặc lưu thông nước lạnh từ các máy làm lạnh thông qua các cuộn dây nước lạnh và làm lạnh.

Đối với hệ thống trung tâm: Đối với hệ thống trung tâm, nước hoặc nồi hơi được sử dụng như là một nguồn sưởi ấm trung tâm. Tháp giải nhiệt với bình ngưng làm mát bằng nước cũng là một phần của nó.

Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển giúp bắt đầu, dừng lại hoặc điều chỉnh dòng chảy của không khí, nước, hơi nước, chất làm lạnh và điện. Nó giúp kiểm soát hoạt động của toàn bộ hệ thống điều hòa không khí.

5. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông gió HVAC 

5.1 Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điều hòa và thông gió TCVN 5687-2010

Tiêu chuẩn TCVN 5687 là tiêu chuẩn quan trọng cho tất cả công trình có hệ thống thông gió HVAC. Tiêu chuẩn này được biên soạn bởi Trường Đại học Xây dựng, được đề nghị bởi Bộ Xây dựng và Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này được sử dụng khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho các công trình kiến trúc công nghiệp, công cộng và nhà ở.

TVC-5678-2010
Tiêu chuẩn TVC 5678-2010

TCVN 5687 bao gồm những tiêu chuẩn về thông số tính toán trong và ngoài nhà, các tiêu chuẩn về cấp khí tươi cho không gian điều hòa, không gian cơ khí, hút khí thải và tiêu chuẩn về thông gió tầng hầm.

Tiêu chuẩn này rất quan trọng với bất kỳ kỹ sư nào, do đó nếu muốn trở thành 1 kỹ sư HVAC thì trước tiên bạn phải nhớ đọc kỹ. Tiêu chuẩn TCVN 5687 – 2010 là bản thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 5687 từ năm 1992.

5.2 Tiêu chuẩn tăng áp hút khói BS EN 12101-6-2005 (Smoke and heat control systems)

Đây là tiêu chuẩn của Anh đề cập về việc thiết kế hệ thống tăng áp hút khói. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là giải thích rõ ràng về việc tăng áp cầu thang, điều khiển khói trong tòa nhà khi xảy ra cháy và cung cấp các công thức tính toán cho hệ thống tăng áp cầu thang. Nhờ có tiêu chuẩn này, chúng ta có thể áp dụng nhiều công thức liên quan đến việc tính lưu lượng khói cần hút, tính toán van xả áp, và lực mở cửa cầu thang.

5.3 Tiêu chuẩn cấp gió tươi ASHRAE 62.1-2010

ASHRAE, tên đầy đủ là American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers, có nghĩa là Hiệp hội các Kỹ sư Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí Hoa Kỳ. Đây là một hiệp hội uy tín trên toàn cầu, nổi tiếng với việc phát triển các tiêu chuẩn chi tiết cho hệ thống thông gió HVAC.

tieu-chuan-ashrae-62.1-2010
Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1-2010

ASHRAE 62.1-2010 là tiêu chuẩn thông gió của Mỹ, được cập nhật mới nhất cho hệ thống thông gió. Tiêu chuẩn này chia thành hai phần chính: tiêu chuẩn cung cấp không khí tươi và tiêu chuẩn hút khí thải. Bạn có thể tìm hiểu các hệ số trao đổi không khí, tiêu chuẩn cung cấp không khí tươi cho mỗi người và cho mỗi phòng. Tiêu chuẩn này cũng là một trong những tiêu chuẩn thiết kế HVAC thường được tham khảo.

5.4 Tiêu chuẩn chế tạo ống gió SMACNA

Trong mỗi lĩnh vực thì đều có những tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm có tốt hay không. Trong lĩnh vực thông gió, tiêu chuẩn thông gió Smacna được sử dụng để giúp kỹ sư và người dùng tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất.

Smacna là một tiêu chuẩn sản xuất ống gió, với những tiêu chí đánh giá để đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đây là tiêu chuẩn thiết kế HVAC được áp dụng trong quá trình thi công và được đề cập đến cách kết nối ống gió, kích thước của phụ kiện ống gió.

5.5 Tiêu chuẩn QCVN 06:2010/BXD về an toàn phòng cháy cho nhà và công trình

Tiêu chuẩn QCVN 06:2010/BXD  là một tiêu chuẩn quan trọng đối với an toàn chống cháy cho các tòa nhà và công trình xây dựng. Các yêu cầu này bắt buộc áp dụng cho tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa.

tieu-chuan-pccc-cho-nha-va-cong-trinh
Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình

Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho kiến trúc mà còn cho lĩnh vực M&E. Một trong những nội dung quan trọng là ngăn chặn sự lan truyền của lửa trong hệ thống thông gió khi có sự cố xảy ra với hệ thống thông gió HVAC. Do đó, các kỹ sư thiết kế hệ thống thông gió HVAC cần phải nắm vững và áp dụng tiêu chuẩn này trong công việc của mình.

5.6 Tiêu chuẩn QCVN 09 2013 BXD – Sử dụng năng lượng hiệu quả

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD, được ban hành bởi Bộ Xây dựng theo Thông tư số 15 /2013/TT-BXD ngày 26 tháng 9 năm 2013, là quy chuẩn thay thế cho Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005. Quy chuẩn này được soạn thảo bởi Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam và Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường.

Quy chuẩn này đặt ra các yêu cầu kỹ thuật mà các công trình xây dựng phải tuân thủ để sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Điều này áp dụng cho việc thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình dân dụng như văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại, dịch vụ, chung cư có tổng diện tích sàn từ 2500m2 trở lên.

Quy chuẩn này cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng năng lượng trong các công trình nhà ở và công trình khác một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nó bao gồm các thông tin về năng lượng, công suất, mức tiêu thụ của thiết bị, động cơ,…

6. Cải thiện hệ thống thông gió HVAC và lọc khí cho nhà ở

6.1 Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thông gió HVAC cho nhà ở 

Việc thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì HVAC là điều cần thiết để đạt được hiệu suất tốt nhất cho hệ thống. Việc bảo trì thường xuyên này sẽ đảm bảo rằng hệ thống không bị lãng phí năng lượng do hoạt động không đạt tiêu chuẩn, lão hóa và bị lỗi.

thuong-xuyen-bao-duong
Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống

6.2 Tối ưu hóa quy trình bảo dưỡng hệ thống thông gió HVAC

Thay vì chờ đợi cho đến khi hệ thống thông gióHVAC gặp phải sự cố, việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ và phòng ngừa sẽ cho phép bạn phát hiện và giải quyết các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và sửa chữa, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống và giảm chi phí sửa chữa.

6.3 Mở cửa để khí tươi vào nhà

Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để nâng cao chất lượng không khí trong nhà là để cửa sổ mở. Gió tươi từ bên ngoài sẽ giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong không khí nhà bạn.Hãy mở cửa sổ vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối để đón nhận nguồn không khí trong lành nhất.

6.4 Trồng cây xanh trong nhà

Cây xanh không chỉ làm tăng vẻ đẹp và sức sống cho không gian sống mà còn có tác dụng lọc không khí tự nhiên, giúp giảm thiểu ô nhiễm từ nhiều nguồn như đồ nội thất, chất tẩy rửa, rác, khí đốt. Việc trồng các loại cây như Lan Ý, cây cọ cảnh có thể hấp thụ một số khí độc, không gian trong nhà sẽ trở nên trong lành và tươi mới hơn.

trong-cay-xanh-trong-nha
Trồng cây xanh trong nhà là phương pháp tạo ra khí tươi tự nhiên hiệu quả

6.5 Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong nhà

Vi khuẩn và nấm mốc là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, chúng thường phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Để ngăn chặn sự phát triển của chúng, bạn cần kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ trong nhà. Đặc biệt, môi trường có độ ẩm cao hơn 60% có thể gây ra các vấn đề về hệ hô hấp như hen suyễn và dị ứng.

6.6 Sử dụng các chất tẩy rửa hữu cơ để vệ sinh nhà cửa

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp tẩy rửa với công dụng làm sạch vượt trội. Tuy nhiên, chúng thường chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây kích ứng cho mắt, mũi, họng và phổi. Bạn có thể chọn các sản phẩm an toàn hơn từ thiên nhiên. Các sản phẩm hữu cơ như tinh dầu thiên nhiên có thể mang lại hiệu quả cao trong việc diệt khuẩn và nấm mốc, đồng thời giúp lưu giữ hương thơm tự nhiên trong nhà

6.7 Lắp đặt quạt cấp khí tươi nhà kín

Hệ thống quạt cấp khí tươi đang xem là phương pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng không khí trong nhà. Đây là giải pháp được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hình nhà ở như chung cư, biệt thự, khách sạn và nhà hàng.

Sử dụng quạt cấp khí tươi giúp giải quyết hết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí. Hơn nữa, việc cung cấp khí tươi là một trong những giải pháp tiết kiệm nhất và phù hợp với mọi người dùng.

7. Hệ thống thông gió công nghiệp 

7.1 Hệ thống thông gió công nghiệp là gì? 

Hệ thống thông gió công nghiệp là một giải pháp kỹ thuật tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xưởng sản xuất và các cơ sở công nghiệp nhằm cung cấp và duy trì không khí sạch, không khí tươi, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, và lưu thông không khí trong không gian làm việc.

he-thong-thong-gio-cong-nghiep
Hệ thống thông gió công nghiệp

Hệ thống này bao gồm quạt thông gió, hệ thống đường ống, bộ lọc không khí và hệ thống điều khiển. Chúng tạo ra một môi trường làm việc an toàn, thoải mái và hiệu quả cho công nhân, đồng thời bảo vệ chất lượng sản phẩm và thiết bị khỏi hư hỏng.

7.2 Tại sao nên sử dụng hệ thống thông gió công nghiệp 

Việc sử dụng thông gió trong công nghiệp là cần thiết để loại bỏ các tác nhân gây hại, cải thiện chất lượng không khí và tạo môi trường làm việc  thoáng mát hơn. Hệ thống thông gió công nghiệp giúp giảm nhiệt độ trong nhà xưởng, đồng thời bảo vệ môi trường và không gây ô nhiễm.

Thông gió giúp giải quyết các vấn đề về nhiệt độ và việc lưu thông không khí liên tục. Khi kết hợp với các thiết bị như quạt và tấm làm mát, môi trường trong nhà xưởng trở nên mát mẻ và sạch sẽ hơn, đồng thời duy trì sự cân bằng nhiệt.

Giải pháp này là một phần của thiết kế hệ thống làm mát nhà xưởng. Nó giúp giảm độ ẩm, đảm bảo không khí được lưu thông thường xuyên, tăng lượng oxy, loại bỏ khí độc và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Phương pháp thông gió tự nhiên cũng được sử dụng trong nhà xưởng để cải thiện lượng nhiệt trong không gian nhờ khí tươi tự nhiên. Mục tiêu của thông gió công nghiệp là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm mát hiệu quả phòng thí nghiệm. Việc thông gió cũng giúp giảm thiểu khả năng cháy nổ trong quá trình sản xuất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức sử dụng máy lạnh.

7.3 Các phương pháp thông gió công nghiệp 

Thông gió tự nhiên: Thông gió tự nhiên là quá trình trao đổi không khí từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong, đồng thời loại bỏ hơi nóng từ bên trong nhờ vào các yếu tố như nhiệt độ và gió tự nhiên. Dựa trên nguyên lý hơi nóng trong nhà sẽ di chuyển lên trên và không khí mát mẻ xung quanh sẽ đi vào để thay thế.

phuong-phap-thong-gio-cong-nghiep
Thông gió tự nhiên và nhân tạo là hai phương pháp chính cho các công trình công nghiệp

Thông gió nhân tạo: Thông gió nhân tạo là một giải pháp hiệu quả để làm mát nhà xưởng. Trong hệ thống này, quạt thông gió công nghiệp được lắp đặt ở một bên tường, và ở phía đối diện là dãy lưới lọc bụi hoặc dàn tấm làm mát cooling pad công nghệ mới. Khi hệ thống hoạt động, sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất âm, làm cho không khí từ bên ngoài vào không gian bên trong, thay thế cho lượng khí thải bị loại bỏ ra ngoài.

7.4 Những ảnh hưởng xấu khi không sử dụng thông gió cho nhà xưởng 

Không khí trong nhà máy ngày càng trở nên xấu, với nhiệt độ tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, chất lượng máy móc và sản phẩm công nghiệp. Sức khỏe của người lao động cũng không được bảo đảm, dẫn đến giảm năng suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra, lượng khói bụi và khí độc tích tụ gây ô nhiễm môi trường, nhiệt độ máy móc tăng cao tạo ra nguy cơ cháy nổ, đe dọa hoạt động sản xuất.

8. Hệ thống thông gió tầng hầm

8.1 Hệ thống thông gió tầng hầm là gì? 

Đây là một trong những hệ thống không thể thiếu trong các công trình như tòa nhà, nhà xưởng, tầng hầm hay những không gian sống bị hạn chế. Hệ thống được thiết kế với các đường ống liên kết với nhau, nhằm đảm bảo luồng không khí lưu thông, mang không khí sạch từ môi trường bên ngoài vào và đồng thời loại bỏ không khí đã qua sử dụng, bụi bẩn ra khỏi không gian bên trong.

he-thong-thong-gio-tang-ham
Hệ thống thông gió tầng hầm

8.2 Tại sao phải xây dựng hệ thống thông gió tầng hầm?

Hệ thống thông gió tầng hầm giúp loại bỏ các khí độc hại như NO, NO2, CO2, SO2,… từ không gian cũng như cung cấp không khí tươi mới, tạo ra một môi trường trong lành và thoáng mát. Điều đó giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong không gian lắp đặt và tạo ra một môi trường sinh hoạt và làm việc tiêu chuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư so với việc lắp đặt điều hòa.

8.3 Các bước thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm cho nhà cao tầng 

Để thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm hiệu quả, đơn vị thi công cần nắm vững kết cấu của tòa nhà. Dựa vào các chỉ số như diện tích, chiều cao, cơ sở hạ tầng, đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thiết kế và thi công tốt nhất.

Sau khi đã chọn được phương án thiết kế tối ưu, đơn vị thi công sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ cho hệ thống thông gió tầng hầm. Bản vẽ này sẽ cho chủ đầu tư biết chi tiết vị trí lắp đặt các thiết bị thông gió, hút khói.

ban-thiet-ke-he-thong-thong-gio-tang-ham
Bản thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm

Để hệ thống thông gió tầng hầm hoạt động hiệu quả, việc tính toán lưu lượng gió và cột áp tổn thất là rất quan trọng. Người thực hiện cần tính toán cẩn thận để đưa ra thông số chính xác và ít sai số nhất. Không chỉ lưu lượng gió và cột áp tổn thất, số lượng đầu cấp/hút hay miệng gió cũng là những chỉ số quan trọng.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, người thực hiện cần tìm hiểu kỹ các thiết bị phù hợp với thông số đã tính toán. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo công suất của hệ thống là tốt nhất. Thiết bị của hệ thống này rất đa dạng và phong phú, trên thị trường có nhiều loại thiết bị với công suất khác nhau.

Trên đây là những kiến thức quan trọng mà bạn cần biết về hệ thống thông gió HVAC là gì? Độ bền của hệ thống sẽ phụ thuộc vào quy trình sản xuất, tiêu chuẩn và nguyên liệu mà mỗi thương hiệu đang sử dụng. Hy vọng rằng, qua bài viết này, P69 đã giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ rất vui lòng trả lời.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn