Ngành Công nghệ vật liệu dường như còn khá mới mẻ với nhiều sinh viên tuy rằng ngành này cũng được xếp vào danh sách các ngành học tiềm năng và hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng hơn 50 tỷ USD vật liệu. Nếu được quan tâm đúng mức, có chính sách, cơ chế phát triển phù hợp thì với con số nhập khẩu này, Việt Nam sẽ có một thị trường sản xuất vật liệu công nghiệp nội địa rộng lớn, chưa kể đến thị trường khu vực và quốc tế. Thế nên bài viết này của Nhà máy cơ khí P69 sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về tương lai của ngành công nghiệp vật liệu ở Việt Nam, hãy cùng xem để biết thêm chi tiết nhé!
Ngành công nghiệp vật liệu là gì?
Khoa học vật liệu hay ngành Công nghệ vật liệu là một lĩnh vực khoa học liên ngành nghiên cứu về sự liên quan giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các loại vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu vật liệu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của rất nhiều các ngành kỹ thuật như công nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, công nghệ hóa học, điện tử, công nghệ giao thông vận tải, kỹ thuật hàng không… ngày càng đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu cũng phải phát triển nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển chung của ngành công nghiệp.

Công nghệ vật liệu là ngành học mang đến nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống và có vai trò quan trọng trong sản xuất. Nghiên cứu vật liệu tạo ra rất nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống hiện đại ngày nay, chính vì thế mà các ngành khoa học vật liệu hay công nghệ vật liệu đang có xu hướng trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi.
Thực trạng ngành công nghiệp vật liệu Việt Nam
Nhìn lại tình hình nhập khẩu 10 năm gần đây, có thể thấy, công nghiệp vật liệu nói chung và vật liệu chế tạo nói riêng kém phát triển, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Hầu hết các ngành sản xuất lớn từ lắp ráp ô-tô, xe máy, đóng tàu, máy nông nghiệp, đến tàu cá của ngư dân đều phải nhập thép lá, tôn tấm.
Các vật liệu chế tạo, thép chịu lực cũng phải nhập khẩu 100% từ nhiều nước mà chủ yếu là từ Trung Quốc. Để sản xuất ra các vật liệu phụ trợ như thanh ren, ty ren hay đai treo, hỗ trợ cho các công trình thiết kế thì nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Các ngành may mặc, đồ nhựa, điện tử… cũng có những hạn chế và kết quả tương tự.

1. Ngành công nghiệp vật liệu ở nước ta còn kém phát triển
Công nghiệp vật liệu nói chung và công nghiệp vật liệu chế tạo nói riêng của nước ta kém phát triển do rất nhiều nguyên nhân:
– Chúng ta quá chú trọng yếu tố giải quyết tăng trưởng trong ngắn hạn mà chưa quan tâm nhiều đến tăng trưởng trong dài hạn
– Thiếu sự quan tâm của các cấp
– Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa hỗ trợ đắc lực sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu.
2. Việc kém phát triển của ngành công nghiệp vật liệu do rất nhiều nguyên nhân
– Ngành công nghiệp này do trình độ công nghệ cao, nên yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn dài, trong khi các DN công nghiệp Việt Nam nhỏ bé, vốn ít, chỉ đầu tư theo lợi nhuận trước mắt, thiếu tầm nhìn dài hạn, lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các DN nước ngoài.
– Nguồn nhân lực xã hội chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, thiếu nghiêm trọng đội ngũ kỹ sư, lao động có trình độ tay nghề cao…
Chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp vật liệu tại Việt Nam trong tương lai

+ Đề ra các nhóm sản phẩm vật liệu công nghiệp nói chung và vật liệu chế tạo cho từng nhóm sản phẩm cạnh tranh để thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư với công nghệ mới, các nhà máy chế tạo, tự động
+ Sản xuất các sản phẩm cạnh tranh thế hệ mới, tham gia hội nhập vào các dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị trong khu vực và quốc tế, để mỗi năm Việt Nam có được vài loại sản phẩm vật liệu, rồi hàng chục, hàng trăm theo sự quyết tâm của chính mình.
+ Có sản phẩm vật liệu chất lượng cao, biết đi tắt đón đầu sử dụng các công nghệ hiện đại, Việt Nam mới có thể đứng vững trên một nền kinh tế chủ động, bảo đảm quốc phòng – an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Cần đề ra các chiến lược giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu
Trong công nghiệp nền tảng cần ưu tiên phát triển công nghiệp vật liệu chế tạo và vật liệu mới. Đây là hai ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ với những sản phẩm vật liệu như thanh ren, ty ren cũng có tác dụng rất lớn trong hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế.
Địa chỉ cung cấp các thiết bị cơ khí uy tín
Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường cung cấp các thiết bị cơ khí uy tín
Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.
Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.
Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.
Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn
Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69
Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 09666 86 969
Hotline: 0989 188 982
Email: kd1@cokhip69.com.vn
Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/
Website: https://cokhip69.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab