MENU

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

Nhà Máy Cơ Khí P69

Công ty Cổ Phần Đầu Tư P69

  • Tiếng Việt (vi)Tiếng Việt
  • English (en)English
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • Sản Phẩm
    • Thang máng cáp và Phụ kiện
      • Thang cáp và phụ kiện
      • Máng cáp và phụ kiện
    • Ống gió và phụ kiện
      • Ống gió vuông và phụ kiện
      • Ống gió tròn xoắn và phụ kiện
      • Khớp nối mềm ống gió
      • Tiêu âm
    • Van gió
    • Cửa gió
    • Phụ kiện khác
      • Thanh đỡ đa năng
      • Kệ để bình chữa cháy
  • Catalogue
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trang chủ »

Cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

26/11/2022 203 lượt xem
5/5 - (2 votes)

Hiện nay việc xảy ra hỏa hoạn, làm thiệt hại đến của cải vật chất cũng như con người đang là một vấn đề đáng báo động. Thế nên việc trang bị một hệ thống chữa cháy cho công trình của bạn là rất cần thiết để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc tính toán các thông số kỹ thuật một cách chuẩn xác để giúp kỹ sư thiết kế và giám sát hệ thống phòng cháy chữa cháy là rất khó, điều này đòi hỏi tính toán phải thật sự chuẩn xác.

Thế nên nếu bạn đang gặp khó khăn khi tính các thông số kỹ thuật của hệ thống này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà máy cơ khí P69 để biết thêm chi tiết nhé!

Contents

  • Hệ thống chữa cháy là gì?
  • Tiêu chuẩn thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy
    • 1. Cách tính toán
      • 1.1. Hệ thống chữa cháy vách tường
      • 1.2. Hệ thống Sprinkler
      • 1.3. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
      • 1.4. Áp dụng công thức
    • 2. Các thông số tính toán cho đường ống chính và hệ vách tường
    • 3. Các thông số tính toán cho hệ đầu phun Sprinkler, Drencher
    • 4. Thông số kỹ thuật máy bơm
    • 5. Tính toán bể nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy
  • Các hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
    • 1. Hệ thống chữa cháy bán tự động
    • 2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
      • 2.1. Một vài hệ thống Sprinkler điển hình
      • 2.2. Đối với văn phòng
    • 3. Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227ea)
    • 4. Hệ thống chữa cháy tự động CO2
    • 5. Hệ thống chữa cháy tự động Stat-X
  • Vai trò của hệ thống chữa cháy
  • Nguyên lý làm việc của hệ thống PCCC
  • Địa chỉ thi công hệ thống PCCC uy tín
  • Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69

Hệ thống chữa cháy là gì?

Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà. Các hệ thống chữa cháy có thể sử dụng hóa chất khô và/hoặc các tác nhân ướt để ngăn chặn các vụ hỏa hoạn.

hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà

Tiêu chuẩn thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

Dưới đây là cách tính thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy mà Nhà máy cơ khí P69 muốn giới thiệu đến bạn.

1. Cách tính toán

Trong cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy, trạm bơm chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu cấp nước chữa cháy cho 2 hệ thống cùng một lúc.

1.1. Hệ thống chữa cháy vách tường

Theo TCVN thì hệ thống chữa cháy vách tường có lưu lượng cho mỗi họng khu tầng hầm là 2,5 l/s, số họng phun đồng thời là 2. Vì thế, lưu lượng tổng cộng cho hệ thống chữa cháy vách tường lấy theo khu vực có lưu lượng lớn nhất là 5 l/s.

1.2. Hệ thống Sprinkler

Hệ thống Sprinkler được tính toán cho trường hợp nguy cơ cháy thấp. Trong đó, cường độ phun tính toán là 0,08 l/s.m2. Diện tích tính toán giả định là 120 m2. Như vậy, lưu lượng tính toán là 0,08 x 120 = 9,6 l/s.

1.3. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, vì tòa nhà nằm trong thành phố nên chúng ta sử dụng luôn nguồn nước chữa cháy của thành phố, vì thế không tính toán thêm lưu lượng dự trữ cho trụ ngoài nhà.

==>Vậy lưu lượng của máy bơm cần phục vụ cho các hệ thống hoạt động đồng thời là:  Q1 = 9,6 + 5 = 14,6 l/s.

1.4. Áp dụng công thức

Hcc = H + HTT + HL (1)

Trong đó:

– Hcc: Chiều cao cột áp cần thiết của máy bơm chữa cháy

– H: Chiều cao hình học của họng nước so với máy bơm chữa cháy.

– HTT: Tổn thất cột áp trên đường ống.

– HL: Chiều cao cột nước khi ra khối đầu lăng (bằng chiều cao của phần cao nhất của công trình nhưng không nhỏ hơn 6m + với tổn thất đầu lăng và cuộn vòi D50 tổn thất này là 12 mcn.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 ta có: HTT = HD + HCB (2)

Trong đó:

– HD: Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống

– HCB: Cột áp tổn hao cục bộ. HCB = 10%HD.

Mà HD = L x Q2 x A (3)

Trong đó:

– L: Chiều dài đường ống từ trạm bơm tới vị trí tính toán.

– Q: Lưu lượng nước trong đường ống.

– A: Hệ số sức cản đường ống.

==> Từ (2) và (3) ta có công thức: H­­­TT = L x Q2 x A x 1,1

2. Các thông số tính toán cho đường ống chính và hệ vách tường

– Đoạn ống D100 = 39m, hệ số A=0,000267, tổn hao= 2,44 mcn

– Đoạn ống D80 = 12m, hệ số A=0,001168, tổn hao= 3,28 mcn

– Đoạn ống D65 = 1,6m, hệ số A=0,002893, tổn hao= 0,12 mcn

– Đoạn ống D50 = 23 m, hệ số A=0,01108, tổn hao= 7,01 mcn

3. Các thông số tính toán cho hệ đầu phun Sprinkler, Drencher

– Đoạn ống D40 = 3,6m, hệ số tổn thất 13,97 – tổn hao= 2,87 mcn

– Đoạn ống D32 = 3,2m, hệ số tổn thất 3,44 – tổn hao= 2,59 mcn

– Đoạn ống D50 = 3 m, hệ số tổn thất 67,575 ( tính cho màng

– Ngăn cháy có lưu lượng là 3l/s ) tổn hao= 1,01 mcn.

==> Vậy tổn thất đường ống cho 2 hệ thống sprinkler + vách tường là : 19,42 mcn

– Tổn thất cột áp tự nhiên là : 31m

– Tổn thất cuộn vòi là : 2m

– Tổn thất đầu lăng và tia nước đặc là: 18m

– Cộng tổn thất ta có cột áp của máy bơm là >= 70,42 mcn

4. Thông số kỹ thuật máy bơm

Như vậy từ phần tính toán thông số kỹ thuật máy bơm trên ta có thông số kỹ thuật của máy bơm cần dùng như sau:

– Máy bơm chữa cháy động cơ điện có: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s

– Máy bơm dự phòng chữa cháy động điện: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s

– Máy bơm bù áp lực có: H ≥ 76 mcn; Q = 1 l/s

– Nếu công trình có máy phát điện dự phòng đủ công suất cho bơm chữa cháy hoạt động thì có thể dùng bơm dự phòng là bơm động cơ điện . Trường hợp công trình không có trạm phát điện riêng đủ công suất thì phải dùng máy bơm dự phòng có động cơ Diezen.-

– Máy bơm bù áp lực có yêu cầu cột áp lớn hơn máy bơm chính nhưng không yêu cầu lớn về lưu lượng. Do đó, khi chọn máy bơm bù áp lực cho từng cụm bơm phải luôn luôn chọn máy bơm có cột áp lớn hơn máy bơm chữa cháy.

5. Tính toán bể nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy

Theo TCVN 2622 – 1995 thì hệ thống chữa cháy vách tường phải chữa cháy liên tục trong 3 giờ, vậy dung tích dự trữ để hệ thống chữa cháy vách tường dựng trong 3 giờ liên tục là:

V1 = 5 l/s x 3 x 3600 = 54000 l = 54 m3.

Theo TCVN 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy cho hệ thống Sprinkler 0,5 giờ.

==> Vậy ta có V2 = 0.08 l/s x120x1800 = 17280 l = 17,28 m3.

==> Vậy thể tích nước dự trữ cho chữa cháy tối thiểu là:

V = 14,4 + 54 = 71,28 m3. Lấy tròn là 72 m3

Các hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến trong các công trình, mời bạn tham khảo!

1. Hệ thống chữa cháy bán tự động

Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng phun, bộ van. Kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sẵn.

2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

– Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay.

 hệ thống chữa cháy

– Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

– Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là sự kết hợp giữa các cấu trúc đường ống dẫn, hệ thống Van tự động hoặc bằng tay, các đầu phun dạng vỡ theo nhiệt độ cho trước, hệ thống đo lường giám sát và kích hoạt, cụm bơm áp lực và bể chứa

2.1. Một vài hệ thống Sprinkler điển hình

  • Wet Pipe System/Hệ thống ướt
  • Dry Pipe System/Hệ thống khô
  • Preaction System/Hệ thống kích hoạt trước
  • Deluge System/Hệ thống xả tràn
  • Combined Dry Pipe-Preaction System

2.2. Đối với văn phòng

– Hệ thống Sprinkler trong văn phòng tại các Building là hệ thống của tòa nhà. Thông thường ở Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống Wet Pipe System.

– Việc di dời, thêm mới, cải tạo lại hệ thống Sprinkler theo văn phòng mới phải đảm bảo phù hợp với thiết kế ban đầu và những yêu cầu kỹ thuật trong tòa nhà hiện hữu.

– Tuy nhiên đối với những các phòng thiết bị điện, phòng máy chủ, phòng chứa dữ liệu… hoặc là phòng chứa các thiết bị đắt tiền thì không thể sử dụng hệ thống chữa cháy bằng nước được, vì nước có thể làm hư hỏng nặng thêm đối với các thiết bị điện, các hồ sơ giấy tờ…

– Để có được những giải pháp hiệu quả hơn trong trường hợp này thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí

3. Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227ea)

– Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3). Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM-200 hoặc HFC-227ea. Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.

– Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.

– Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.

4. Hệ thống chữa cháy tự động CO2

– CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống Chữa cháy CO2 được ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng máy móc, thiết bị.

– Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

5. Hệ thống chữa cháy tự động Stat-X

– Stat-X là hóa chất rắn “sạch” không phá hủy tầng Ozone, không gây hiệu ứng nhà kính, không dẫn điện, dễ lắp đặt.

 hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà

– Bình chữa cháy Stat-X không cần nén áp suất, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng và an toàn.

– Hệ thống Stat-X chữa cháy rất hiệu quả cho phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu (hay còn gọi là phòng Server, Data center)…

Vai trò của hệ thống chữa cháy

Với đầu vào là các thiết bị nhạy cảm với khói, lửa, hệ thống chữa cháy có khả năng nhanh chóng phát hiện đám cháy; sau đó thực hiện những phương pháp chữa cháy đã được cài đặt. Chính vì thế, nó có khả năng nhanh chóng ngăn chặn và dập tắt đám cháy trong tòa nhà giúp bảo vệ an toàn cho con người và tài sản một cách hiệu quả nhất.

hệ thống chữa cháy
Sản phẩm cao cấp của Nhà máy cơ khí P69

Nguyên lý làm việc của hệ thống PCCC

Hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống PCCC là điều cấp thiết giúp chúng ta chủ động phòng bị, cảnh báo xử lý đám cháy nhanh nhất lúc đám cháy mới khởi đầu. Dưới đây là nguyên lý làm việc của hệ thống PCCC sau khi đã được thi công:

– Những vật dụng phòng cháy và chữa cháy được lắp đặt tại tất cả các vị trí của công trình phù hợp với thiết kế PCCC đã được phê duyệt. Khi đám cháy bắt đầu, toàn bộ các thiết bị đầu vào bao gồm các cảm ứng nhiệt, cảm ứng khói và các chuông báo động bằng tay được kích hoạt.

– Chuyển thông báo định vị khu vực có cháy về hệ thống tủ báo cháy điều khiển trung tâm. Người trực với nhiệm vụ rà soát thực tiễn, thông tin bằng loa và hệ thống thoát hiểm hoạt động.

– Nếu việc chữa cháy tại chỗ không thể thực hiện được thì hệ thống có nhiệm vụ sẽ báo cháy cho nhóm chữa cháy chuyên nghiệp 114. Kết hợp với những công cụ chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy. Nguồn điện chính cho công trình có thể bị ngắt 1 phần khu vực cháy hoặc toàn bộ để đảm bảo việc chống cháy, chữa cháy và thoát nạn an toàn hơn

Địa chỉ thi công hệ thống PCCC uy tín

Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường thi công hệ thống PCCC uy tín

Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.

Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.

Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.

Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.

Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.

Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn

Thông tin liên hệ Nhà máy cơ khí P69

Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội

Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 09666 86 969

Hotline: 0989 188 982

Email: kd1@cokhip69.com.vn

Linkdin: https://www.linkedin.com/in/nhamaycokhip69/

Website: https://cokhip69.com.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfvFIhhuJ4ANAO0glUPSTAg/ab

Tweet
Bài viết trước đó Tủ ATS là gì? Cấu Tạo, Chức Năng và Nguyên Lý Hoạt Động
Bài viết sau đó Các hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Bài viết liên quan

  • JIG Là Gì? Công Dụng, Cấu Tạo, Quy Trình Thiết Kế Khuôn JIG
  • Hướng dẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong gia công cơ khí
  • Gia Công CNC Là Gì? Phân Loại, Quy Trình, Công Nghệ
  • 10+ Loại máy gia công cơ khí thông dụng phổ biến hiện nay
  • 7+ Loại vật liệu bảo ôn chịu nhiệt và ứng dụng thực tế
  • Quy định về quản lý chất lượng thép ở Việt Nam mới nhất 2023

Bài viết cùng chuyên mục

  • Tiêu chuẩn kích thước ống gió mềm và lưu ý khi lắp đặt
  • Mẫu cửa thông gió phòng khách đẹp được yêu thích 2022
  • Các phương pháp đúc kim loại mới nhất hiện nay trên thị trường
  • Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng cửa gió bằng nhựa
  • Ứng dụng của ống gió mềm không bảo ôn trong thi công
  • Điều khoản dịch vụ
  • Chính sách bảo trì – Bảo hành
  • Chính sách bán hàng
  • Chính sách bảo mật
  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long - Khu CN Thạch Thất Quốc Oai - Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • © P69 JSC. ALL RIGHT RESERVED

Số điện thoại
0966686969
Chat Zalo