...

Tiêu chuẩn DIN là gì? Lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua

Tiêu chuẩn DIN được sử dụng phổ biến trong việc lắp ráp máy móc, thiết bị, và phụ kiện như bulong, mặt bích, ty ren,… trong sản xuất cơ khí. Các sản phẩm này đòi hỏi phải đạt được các yêu cầu của chúng trước khi đưa vào sử dụng. Vậy khái niệm này là gì và nó có sức ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp toàn cầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc này.

1.Tìm hiểu về tiêu chuẩn DIN

1.1 DIN là gì?

DIN là viết tắt của “Deutsches Institut für Normung e.V.”, là Viện Tiêu chuẩn Đức, một tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm phát triển và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ khí, xây dựng, hóa chất, điện tử, y tế,…

din
DIN là viện nghiên cứu chuyên ban hành các tiêu chuẩn chất lượng cho lĩnh vực cơ khí

Khái niệm này được thành lập với sứ mệnh xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cùng với việc đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Đồng thời DIN cũng được biết đến là tổ chức với vai trò chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến quy chuẩn của các sản phẩm công nghiệp cơ khí như: các loại ống thông gió, bulong, đơn vị đo lường, thử nghiệm vật liệu,…

1.2 DIN được ra đời như thế nào?

Viện Tiêu chuẩn Đức được thành lập vào năm 22/12/1917, ban đầu có tên là “Ủy ban Tiêu chuẩn Doanh nghiệp Đức” (NADI). Đây là cơ quan quốc gia về quy chuẩn và là đại diện cho quyền lợi của Đức trên thị trường của các ngành công nghiệp.

Mục đích ban đầu của tổ chức này là để thống nhất các quy chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp Đức, nhằm thúc đẩy thương mại và tăng cường khả năng hợp tác quốc tế giúp nền công nghiệp Đức trở nên lớn mạnh hơn ở Châu Âu nói riêng và trên thị trường toàn cầu nói chung.

lich-su-din
DIN đã có lịch sử hơn 100 năm tồn tại

Do nhu cầu mở rộng phạm vi thêm các ngành, lĩnh vực khác nhau không chỉ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như trước kia nên vào năm 1926, NADI đổi tên thành “Ủy ban Tiêu chuẩn Đức (DNA)”.

Năm 1975 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình trong lịch sử hình thành DIN. Ủy ban này cùng với Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức ký kết một hợp đồng thỏa thuận công nhận DIN là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia với tên gọi là “Viện Tiêu chuẩn Đức (DIN)”.

Hiện nay DIN bao gồm hơn 30.000 quy chuẩn trải khắp các ngành công nghiệp và các lĩnh vực về công nghệ giúp đáp ứng nhu cầu cung ứng, kỳ vọng ngày càng cao của thị trường.

1.3 Tiêu chuẩn DIN là gì?

Tiêu chuẩn DIN là những quy định kỹ thuật được Viện Tiêu chuẩn Đức ban hành với mục đích nhằm thống nhất chất lượng, kích thước, đặc điểm, hiệu suất,… cho các sản phẩm và dịch vụ.

Mục tiêu của các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tính tương thích cho các sản phẩm và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, nó giúp đảm bảo được chất lượng hàng hóa, giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất và giúp bảo vệ môi trường hơn.

tieu-chuan-din
Tiêu chuẩn DIN được sử dụng cho các sản phẩm cơ khí và chế tạo

Quá trình xây dựng bộ quy chuẩn DIN có thể thuộc cấp quốc gia, cấp độ Châu Âu hoặc cấp quốc tế. Với chính sách tôn trọng, mở cửa hội nhập, bất kỳ ai cũng có thể đóng góp ý kiến hoặc đưa ra các đề xuất cho các tiêu chuẩn mới.

1.4 Sứ mệnh và sức ảnh hưởng của DIN

Sứ mệnh của DIN là thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế thông qua việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật. DIN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và tính tương thích cho các sản phẩm và dịch vụ, góp phần thúc đẩy thương mại và hợp tác quốc tế.

Với bề dày về lịch sử hình thành hơn 100 năm, cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, DIN trở thành một tổ chức uy tín trên toàn cầu. Hệ thống quy tắc mà DIN ban hành được công nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia.

su-menh-din
Sứ mệnh DIN là thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao

Tổ chức này luôn sẵn sàng tiếp nhận những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng một tiêu chuẩn mới. Tất cả các đối tượng như: nhà sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, cơ quan kiểm định, người tiêu dùng,… đều có thể tham gia vào quá trình đề xuất này.

Sau khi được thẩm định và đánh giá một cách khoa học nhất, quy chuẩn mới này sẽ được xem xét việc thiết lập để có thể tuân theo các quy tắc và thủ tục của Ủy ban DIN, Ủy ban Kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn Châu Âu CEN, các ủy ban tương ứng thuộc tổ chức Quốc tế ISO,…

2. Cấu trúc một số tiêu chuẩn DIN

Cấu trúc của các bộ quy chuẩn DIN thường được biểu diễn qua mã số và các chỉ số khác nhau để phân loại và định danh dễ dàng hơn. Chúng thường có cấu trúc bao gồm: Mã tiêu chuẩn (bằng chữ in hoa) + # (số hoặc dãy số). Ví dụ:

DIN #: Đây là cấu trúc của quy chuẩn Đức, có thể là tiêu chuẩn nội địa hoặc thiết kế tuân thủ theo quy chuẩn quốc tế.

E DIN #: Được sử dụng cho tiêu chuẩn dự thảo.

DIN EN #: Biểu thị cho các tiêu chuẩn của Đức có nguồn gốc từ châu Âu.

DIN ISO #: Đây là tiêu chuẩn Đức được cải tiến từ quy chuẩn ISO.

DIN EN ISO #: Được sử dụng cho các quy chuẩn Đức đã được công nhận như một tiêu chuẩn Châu Âu.

3. Mục tiêu của tiêu chuẩn DIN

DIN được xây dựng với mục tiêu chung là:

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm và dịch vụ thông qua việc đồng nhất về kích thước, đặc điểm dựa trên các tiêu chuẩn cho các lĩnh vực khác nhau.
  • Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ thông qua việc đồng bộ quá trình sản xuất.
  • Tăng cường tính tương thích giữa các sản phẩm và dịch vụ.
  • Thúc đẩy mua bán và hợp tác quốc tế.

muc-tieu-din
Mục tiêu của DIN là hướng đến sự hoàn hảo trong tất cả các sản phẩm dịch vụ liên quan đến cơ khí và xây dựng

Các quy chuẩn này được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia trong ngành, và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ thống quy tắc DIN thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học công nghệ, công cộng, chính phủ, kinh tế xã hội, trí tuệ,… Cụ thể, chúng thường được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các chủ đề, lĩnh vực như:

  • Đại lượng, đơn vị đo, ốc vít,…
  • Xây dựng dân dụng, thử nghiệm đất, chống ăn mòn kim loại, vật liệu xây dựng, hợp đồng xây dựng, thủ tục xây dựng,…
  • Vật liệu thử nghiệm: Máy thử nghiệm, kỹ thuật quy trình, con lăn, ổ bi, máy khoan xoắn, dầu mỏ, ống thép, nhựa, cao su,…

4. Tiêu chuẩn DIN đối với ngành thép không gỉ

Ngành thép không rỉ nói riêng và các lĩnh vực liên quan đến vật tư cơ khí đều phải tuân thủ tiêu chuẩn DIN riêng. Tuy nhiên ngành thép không gỉ có những quy định đặc thù mà lĩnh vực khác không có. Hãy cùng, P69 tìm hiểu dưới đây nhé:

4.1 Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN 10 – RF

Tiêu chuẩn DIN PN 10 – RF áp dụng cho các mặt bích thép không gỉ hoặc thép carbon với áp suất định mức 10 bar. Đây là quy chuẩn quan trọng trong việc kết nối các bộ phận trong hệ thống cấp nước, xử lý hóa chất, và các hệ thống yêu có áp suất thấp.

Cụ thể hơn, mặt bích theo tiêu chuẩn này thường được ứng dụng cho các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước, đường ống dẫn khí cao áp, công nghệ thực phẩm, hệ thống đóng tàu, hệ thống lạnh, nồi hơi, hóa chất, lọc hóa dầu, xăng, dầu, gas, gas và phòng cháy chữa cháy (PCCC)…

Mặt bích theo quy chuẩn DIN PN 10 có thông số kỹ thuật như sau:

Des. of Goods Thickness Inside Dia. Outside Dia. Dia. of Circle Number of Bolt Holes Hole Dia. Approx. Weight
t Do D C h (kg/Pcs)
inch DN (mm) (mm) (mm) (mm) (mm)
1/2 15 12 22 95 65 4 14 0.58
3/4 20 12 27.6 105 75 4 14 0.72
1 25 12 34.4 115 85 4 14 0.86
1.1/4 32 13 43.1 140 100 4 18 1.35
1.1/2 40 13 49 150 110 4 18 1.54
2 50 14 61.1 165 125 4 18 1.96
2.1/2 65 16 77.1 185 145 4 18 2.67
3 80 16 90.3 200 160 8 18 3.04
4 100 18 115.9 220 180 8 18 3.78
5 125 18 141.6 250 210 8 18 4.67
6 150 20 170.5 285 240 8 22 6.1
8 200 22 221.8 340 295 8 22 8.7
10 250 22 276.2 395 355 12 26 11.46
12 300 24 327.6 445 410 12 26 13.3
14 350 28 372.2 505 470 16 26 18.54
16 400 32 423.7 565 525 16 30 25.11
20 500 38 513.6 670 650 20 33 36.99
24 600 42 613 780 770 20 36 47.97

4.2 Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN 16 – RF

DIN có nhiều tiêu chuẩn với mức áp lực khác nhau như PN6, PN10, PN16,… Tuy nhiên, mặt bích PN16 được ứng dụng phổ biến nhất, tương thích với mức quy định khả năng chịu áp lực của hầu hết các hệ thống sản xuất thông thường.

DIN PN 16 – RF cũng áp dụng cho các mặt bích thép không gỉ hoặc thép carbon, nhưng với áp suất định mức cao hơn là 16 bar. Mặt bích theo quy chuẩn này thường được sản xuất bằng các loại vật liệu cứng, chắc chắn như thép, đồng, inox, gang,… để tạo nên những mối liên kết vững chắc, không bị đứt gãy hay bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài khi xảy ra va đập mạnh.

Sản xuất mặt bích theo DIN PN 16 – RF có thông số kỹ thuật như sau:

Des. of Goods Thickness Inside Dia. Outside Dia. Dia. of Circle Number of Bolt Holes Hole Dia. Approx. Weight
t Do D C h (kg/Pcs)
inch DN (mm) (mm) (mm) (mm) (mm)
1/2 15 14 22 95 65 4 14 0.67
3/4 20 16 27.6 105 75 4 14 0.94
1 25 16 34.4 115 85 4 14 1.11
1.1/4 32 16 43.1 140 100 4 18 1.63
1.1/2 40 16 49 150 110 4 18 1.86
2 50 18 61.1 165 125 4 18 2.46
2.1/2 65 18 77.1 185 145 4 18 2.99
3 80 20 90.3 200 160 8 18 3.61
4 100 20 115.9 220 180 8 18 4
5 125 22 141.6 250 210 8 18 5.42
6 150 22 170.5 285 240 8 22 6.73
8 200 24 221.8 340 295 12 22 9.21
10 250 26 276.2 395 355 12 26 13.35
12 300 28 327.6 445 410 12 26 17.35
14 350 32 372.2 505 470 16 26 23.9
16 400 36 423.7 565 525 16 30 36
20 500 44 513.6 670 650 20 33 66.7
24 600 52 613 780 770 20 36 100.5

4.3 Tiêu chuẩn bulong DIN 912

Để việc kết nối các chi tiết, bộ phận được chính xác và đảm bảo an toàn thì các bulong đều phải đạt quy chuẩn của DIN. Một trong những loại bulong được dùng phổ biến nhất là bulong lục giác chìm đầu trụ với phần đầu có thiết kế bên ngoài hình trụ và lục giác chìm bên trong thân trụ (6 cạnh chìm), phần thân cũng có hình trụ và được tiện ren.

Quy chuẩn bulong DIN 912 quy định về kích thước, chất liệu và các yêu cầu kỹ thuật khác cho bulong lục giác chìm trong các ứng dụng cơ khí và xây dựng. Bulong thường được sử dụng trong việc kết nối các bộ phận máy móc và cấu trúc thép, các kết cấu chịu lực.

DIN 912 được quy định như sau:

d M4 M5 M6 M8 M10 M12 M14 M16 M18 M20 M22
P 0.7 0.8 1 1.25 1.5 1.75 2 2 2.5 2.5 2.5
k 2.8 3.5 4 5.3 6.4 7.5 8.8 10 11.5 12.5 14
s 7 8 10 13 17 19 22 24 27 30 32
d M24 M27 M30 M33 M36 M39 M42 M45 M48 M52 M56
P 3 3 3.5 3.5 4 4 4.5 4.5 5 5 5.5
k 15 17 18.7 21 22.5 25 26 28 30 33 35
s 36 41 46 50 55 60 65 70 75 80 85

5. Tiêu chuẩn DIN trong ngành công nghiệp

Bên cạnh các quy chuẩn như: ASTM, ISO, JIS,… Tiêu chuẩn DIN cũng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đa số các quốc gia trên thế giới đều công nhận và sử dụng DIN làm tiêu chuẩn cho các sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất công nghiệp.

tieu-chuan-din-trong-nganh-cong-nghiep
Hầu hết các ngành công nghiệp đều phải tuân thủ các quy tắc của tiêu chuẩn DIN

Chúng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm:

Ngành cơ khí: DIN quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các chi tiết máy, dụng cụ, phụ kiện và thiết bị cơ khí.

Ngành xây dựng: Quy định các yêu cầu kỹ thuật cho vật liệu xây dựng, kết cấu và hệ thống kỹ thuật trong công trình.

Ngành hóa chất: DIN quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm hóa chất và quy trình sản xuất hóa chất.

Ngành điện tử: Quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị điện tử và linh kiện điện tử.

6. Tiêu chuẩn DIN trong lĩnh vực cơ khí

Tiêu chuẩn DIN đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực cơ khí, đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho các máy móc và thiết bị. Ngày nay, đa số các phụ kiện cơ khí như bulong, ốc vít, mặt bích,… đều được sản xuất dựa trên việc tuân thủ bộ quy tắc DIN. Điều này giúp chúng có độ đồng bộ cao và khả năng thích hợp với nhiều loại máy móc, thiết bị. Việc tuân thủ theo quy chuẩn DIN giúp sản phẩm dễ dàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới nói chung và châu Âu nói riêng.

tieu-chuan-din-trong-linh-vuc-co-khi
Tiêu chuẩn DIN được áp dụng trong lĩnh vực cơ khí với nhiều quy định khác nhau

Một số quy chuẩn theo DIN phổ biến trong lĩnh vực cơ khí bao gồm:

Tiêu chuẩn DIN 933: Áp dụng cho bu lông lục giác có ren suốt.

Tiêu chuẩn DIN 601: Áp dụng cho bu lông liên kết.

Tiêu chuẩn DIN 931: Áp dụng cho bu lông lục giác có ren một phần.

Tiêu chuẩn DIN 7991: Áp dụng cho vít lục giác chìm đầu bằng.

Tiêu chuẩn DIN 7380: Áp dụng cho vít lục giác chìm đầu chỏm cầu.

Tiêu chuẩn DIN 125: Áp dụng cho đệm phẳng.

Tiêu chuẩn DIN 127: Áp dụng cho đệm vênh.

7. Tiêu chuẩn DIN đối với dụng cụ cầm tay

Các thiết bị, dụng cụ cầm tay như taro, búa, tua vít, kềm cắt,… và các hệ thống máy, thiết bị khác được vận hành bằng tay khi tuân thủ theo tiêu chuẩn DIN giúp đảm bảo chất lượng của thiết bị và an toàn trong khi thi công, sử dụng thiết bị. Đồng thời, các dụng cụ cầm tay đạt chuẩn này thường được đánh giá cao về chất lượng và được khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

tieu-chuan-din-voi-dung-cu-cam-tay
Các dụng cụ cầm tay cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn DIN

Một số tiêu chuẩn DIN cho dụng cụ cầm tay phổ biến như:

DIN 3113: Áp dụng cho kìm cắt.

DIN 3118: Áp dụng cho kìm bấm.

DIN 3120: Áp dụng cho tua vít.

DIN 3122: Áp dụng cho cờ lê.

DIN 3124: Áp dụng cho búa.

DIN 374: Áp dụng cho mũi taro máy có kích thước M3x0.2 – M5x4

DIN 352: Áp dụng cho bộ taro tay ba mũi cho chủ đề ISO theo hệ mét từ M1 – M68

Trên là một số điều cơ bản về tiêu chuẩn DIN và ứng dụng của chúng trong công nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn hoặc báo giá về các linh kiện, thiết bị đạt chuẩn DIN vui lòng liên hệ 0966.686.969 để được hỗ trợ miễn phí!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn