Van gió
Van gió bao gồm các loại như van gió tròn, vuông, tay trục vít, MD, EI chống cháy, và nhiều loại khác...
1. Van gió là gì?
Van gió có nhiệm vụ chính là điều chỉnh lưu lượng và áp suất gió trong hệ thống. Có nhiều loại van gió được sử dụng với các chức năng và mục đích khác nhau phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Mỗi loại van gió đều có thiết kế và cơ chế hoạt động riêng, nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hệ thống thông gió hoặc hệ thống điều hòa.
Việc sử dụng van gió giúp người sử dụng trong việc kiểm soát lưu lượng gió, đảm bảo sự cân bằng luồng không khí tới những khu vực đã được định sẵn. Đem đến cho khu vực đó môi trường thoáng đãng và thoải mái cho người sử dụng.
2. Đặc điểm nổi bật của Van Gió
Van gió có cấu trúc tròn hoặc vuông nên phù hợp với các hệ thống thông gió HVAC. Nhờ đó mà chúng có khả năng dễ dàng thay thế và tháo lắp trong quá trình thi công và bảo trì đường ống gió. Ngoài ra, van gió có hai loại chính là loại tự động và bán tự động.
Với loại tự động, sản phẩm không yêu cầu sự can thiệp từ các tác nhân bên ngoài để điều khiển. Khi không có lưu lượng gió thổi, van sẽ tự động đóng lại để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.
Còn đối với loại bán tự động, việc điều chỉnh lưu lượng gió sẽ được can thiệp bằng phương pháp thủ công. Loại sản phẩm này sẽ phù hợp với những vị trí mà con người có thể dễ dàng tiếp cận và điều chỉnh theo ý muốn của mình.
Bên cạnh đó, van gió được chế tạo từ vật liệu như inox và tôn mạ kẽm. Những vật liệu này có đặc tính an toàn, bền chắc và đáng tin cậy khi gia công. Chúng cũng có khả năng chống gỉ sét và chống mài mòn, phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam.
3. Tác dụng của van gió
Trong hệ thống thông gió HVAC, van gió có tác dụng điều tiết và điều chỉnh lưu lượng gió đi qua đường ống gió. Nhờ vậy mà áp suất bên trong đường ống sẽ được điều chỉnh một cách linh hoạt sao cho phù hợp với quá trình hoạt động. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ống thông gió cũng như tiết kiệm được các chi phí liên quan trong quá trình vận hành hệ thống.
Ngoài ra, van gió còn có tác dụng hạn chế đám cháy lan rộng khi có hỏa hoạn xảy ra. Nó giúp các đám khói không thể di chuyển được trong hệ thống thông gió nhờ việc đóng mở các cánh van. Nhờ đó mà giảm thiểu được khả năng truyền nhiệt và truyền khói của đám cháy.
Bên cạnh đó, van gió còn giúp ngăn chặn các khí độc và bụi bẩn từ bên ngoài. duy trì môi trường thoáng đãng và thoải mái cho người sử dụng và không gian xung quanh.
4. Thông số kỹ thuật van gió
Thông số kỹ thuật của van gió có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước, chiều dài, hình dạng loại van và chất liệu.
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật dành cho bạn tham khảo:
- Độ dày: Thường được sản xuất bằng tôn mạ kẽm và inox với độ dày trung bình từ 0.48 mm cho đến 1.5 mm
- Bề mặt: Van gió có bề mặt mạ kẽm đối với van thường và thạch cao chống cháy đối với van EI
- Cánh van: Các loại van thông thường thì có khoảng từ 1 hoặc 2 cánh. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, van có thể có từ 3 đến 4 cánh tùy thuộc vào yêu cầu của công trình và vị trí lắp đặt.
- Trục van: Có thể là trục cơ học như tay quay, trục vít hoặc tự động điều khiển bằng máy.
5. Phân loại van gió
Có nhiều loại van gió khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược khác nhau. Trong phạm vi bài chia sẽ này, chúng tôi chia ra thành hai tiêu chí để phân biệt các loại van gió ngay dưới đây:
5.1 Phân loại theo chức năng
Van gió có nhiều chức năng khác nhau như chặn lửa, ngăn khói, chống cháy, và điều chỉnh lưu lượng. Loại van ngăn khói và chặn lửa sẽ được thiết kế với cấu tạo với mục đích cản trở đám khói và ngọn lửa lan rộng ra các vị trí khác của công trình, đảm bảo cho sự toàn vẹn của hệ thống thông gió.
Loại van chống cháy được thiết kế đặc thù với khả năng chống cháy cao. Bởi vì khi đám cháy lớn và diễn ra trong thời gian dài, các loại vật liệu thông thường sẽ không có khả năng chịu được ngọn lửa nên sẽ nhanh chóng biến dạng và hỏng hóc, gây ra mất an toàn cho đường ống.
Loại van điều chỉnh lưu lượng là những loại van gió thường với những chức năng nhiệm vụ cơ bản và thường được sản xuất theo quy trình đơn giản với ít các quy chuẩn hơn so với hai loại van trên
5.2 Phân loại theo hình thức
Về mặt hình thức thì van gió có hai loại là van gió vuông và tròn. Loại van tròn sẽ phù hợp cho những đường ống gió vuông còn van vuông thì sẽ phù hợp với những đường ống vuông. Cách thức vận hành và nguyên lý hoạt động của hai loại này về cơ bản sẽ giống nhau và ít có sự khác biệt.
6. Các loại van gió nổi bật
6.1 Van gió tròn
Van gió tròn là một bộ phần nằm trong hệ thống thông gió, được thiết kế với hình dạng ống tròn. Đường kính của van gió tròn sẽ phụ thuộc với kích thước của đường ống kết nối, nhưng phải đảm bảo nhỏ hơn đường kính của đường ống ít nhất 5mm.
Sản phẩm có thiết kế gọn nhẹ, đơn giản và dễ dàng lắp đặt trong quá trình thi công. Điều này giúp cho van tròn trở nên dễ dàng hơn trong việc tháo lắp và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
6.2 Van gió vuông
Van gió vuông được thiết kế và sản xuất theo hình dạng hình vuông hoặc chữ nhật. Sản phẩm được sử dụng để điều tiết lưu lượng gió chảy qua đường ống gió vuông. Khác với van gió tròn, loại van này được ứng dụng trong việc sản xuất van gió chống cháy đạt tiêu chuẩn EI do bề mặt vuông của nó. Điều này giúp cho loại van này đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
6.3 Van gió tay gạt
Van gió tay gạt là loại van sử dụng tay gạt trên thân van để điều chỉnh lưu lượng gió. Chúng có hai hình dạng chủ yếu là vuông hoặc tròn tùy thuộc vào yêu cầu của đường ống thông gió. Nhờ sử dụng tay gạt mà loại van này trở nên dễ dàng cho người dùng trong quá trình sử dụng bằng những thao tác đơn giản gọn nhẹ.
Dòng van này có kích thước khá đa dạng với các loại 400x200, 800x500, 850x600, 1200x800,... Chúng được làm bằng các vật liệu có độ bền và chất lượng cao như tôn mạ kẽm hoặc inox.
6.4 Van gió 1 chiều
Van gió một chiều (Non return damper − NRD) là một loại van điều tiết trong hệ thống HVAC, được sử dụng để điều chỉnh luồng không khí chỉ theo một hướng. Với bộ cánh van được trang bị lò xo, nó ngăn không cho không khí quay ngược trở lại.
Van gió một chiều thường được đặt ở vị trí trước đầu đẩy của quạt, trên đường gió thải hoặc đường thải của khu vệ sinh. Chức năng chính của nó là duy trì áp suất trong không gian bằng cách giảm luồng không khí dương khi vượt quá giới hạn cài đặt. Điều này giúp cho khí thải sau khi đi qua van ra bên ngoài thì không thể có khả năng trở lại vào bên trong gây nên mùi hôi thối khó chịu.
6.5 Van gió MD (điều khiển bằng điện)
Van gió MD (Motor round Damper) là dòng van được vận hành bằng hệ thống motor điện, nó được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đường cấp gió hồi. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm là hoạt động hoàn toàn tự động nên có thể lắp đặt tại những vị trí mà con người khó có thể tác động đến khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Tuy nhiên, do được gắn mô motor điện nên giá thành sản xuất của loại van này cao hơn nhiều so với các loại van gió thông thường. Belimo và Nenutec là hai loại van điện được sử dụng phổ biến trong van gió điều khiển bằng điện. Đây đều là những motor nhập khẩu từ Châu Âu nên sẽ có chất lượng và tính ổn định cao.
6.6 Van gió chống cháy EI MFD
Van gió chống cháy EI MFD là loại van có khả năng chống cháy theo tiêu chuẩn EI và được điều khiển bằng động cơ điện trên thân van. Khác với các loại van gió MD thông thường, sản phẩm được bọc bên ngoài một lớp thạch cao và sử dụng loại motor điện có khả năng chống cháy.
Van gió MFD có nhiều chủng loại phụ thuộc vào tiêu chuẩn chống cháy mà nó đạt được. Có nhiều loại tiêu chuẩn chống cháy áp dụng cho sản phẩm và phổ biến là những tiêu chuẩn từ EI 30 cho đến EI 120. Tiêu chuẩn càng cao thì khả năng chống cháy và chịu nhiệt càng tốt. Do đó, chi phí sản xuất và gia công van gió MFD rất đắt đỏ so với các loại van khác cùng kích thước.
6.7 Van gió EI chống cháy FD
Về chức năng cơ bản thì van gió EI chống cháy FD không có quá nhiều khác biệt so với loại van MFD. Loại van này cũng được bạo một lớp thạch cao chống cháy xung quanh bề mặt của van.
Tuy nhiên, khác với van gió MFD, van FD không được điều khiển bằng động cơ điện mà phải sử dụng đến tác động của con người trong việc điều chỉnh lưu lượng gió qua van. Hơn nữa, giá thành của sản phẩm thấp hơn nhiều so với van MFD nên được nhiều khách hàng cân nhắc sử dụng.
6.8 Van gió tay trục vít
Van gió tay trục vít được thiết kế để điều chỉnh lượng gió chảy qua van bằng các thanh quay trục vít. Về bản chất cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì loại van này tương đồng với loại van gió tay gạt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cấu tạo địa hình nơi lắp van mà bên thi công thiết kế sẽ sử dụng van tay gạt thay cho van trục vít.
Sản phẩm có đầy đủ các hình dáng mẫu mã từ dạng hình vuông cho đến hình tròn. Khách hàng có thể tùy chọn hình dáng của van sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công trình.
6.8 Van gió ngăn lửa
Van gió ngăn lửa là dòng van được lắp đặt trong các hệ thống thông gió, điều hòa, tăng áp, hút khói,... Chúng có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lan tràn của ngọn lửa từ một khu vực này sang những khu vực khác, nhằm hạn chế tổn thất và thiệt hại cho doanh nghiệp.
Van gió chặn lửa được thiết kế với cấu hình vuông hoặc chữ nhật, tạo ra sự phù hợp với hệ thống đường ống thông gió. Sản phẩm gồm nhiều bộ phận như thân van, cánh van, lò xo và cầu chì. Ngoài ra, trục van có thể được gắn thêm bộ phận động cơ hoặc bộ phận bích kết nối, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống.
Bên cạnh đó, thân van được làm từ chất liệu tôn mạ kẽm hoặc inox với độ dày từ 0.8 mm đến 1.5 mm. Trục van được làm từ chất liệu thép, đảm bảo độ bền và độ cứng. Van chặn lửa được sơn với lớp sơn chống gỉ và sơn cách nhiệt theo tiêu chuẩn, tăng khả năng chống ăn mòn và giảm tổn thất.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
- Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
- Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
- Email: kd1@cokhip69.com.vn
- Website: https://cokhip69.com.vn