...

Thang máng cáp và phụ kiện

Thang máng cáp điện đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó xuất hiện ở hầu hết các công trình xây dựng từ dân dụng cho đến công nghiệp với nhiều công dụng và chức năng khác nhau. Hãy cùng Nhà Máy Cơ Khí P69 tìm hiểu và khám phá chi tiết về sản phẩm này nhé!

1. Thang máng cáp điện là gì? 

Thang máng cáp điện là tên gọi tổng hợp của hai loại sản phẩm là thang cáp điện và máng cáp điện. Nó là là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực xây dựng để bảo vệ đường dây, cáp điện và cáp truyền thông trong nhiều loại công trình, tòa nhà đa dạng như nhà máy, bệnh viện, trường học, chung cư,…

thang-mang-cap
Thang máng cáp là vật tư phổ biến trong các công trình điện dân dụng và công nghiệp

Thang máng cáp là một hệ thống phức tạp bao gồm các bộ phụ kiện chuyển hướng chữ L, chữ T và nhiều phụ kiện khác như bộ nối, giá đỡ, nắp đậy và ty treo. Các phụ kiện này giúp đơn vị xây dựng tổ chức, quản lý, bảo vệ đường dây và cáp một cách an toàn.

2. Ứng dụng của thang máng cáp điện

Trong thực tế, thang máng cáp điện được ứng dụng chủ yếu trong các dự án điện, điện nhẹ. Sản phẩm có vai trò như là một lớp bảo vệ cho các đường dây cáp, dây điện, và đường truyền tín hiệu. Dưới đây là một số ứng dụng của sản phẩm trong một số môi trường tiêu biểu:

Trong môi trường công nghiệp, thang cáp và máng cáp thường được sử dụng để quản lý cáp điện và cáp điều khiển, giúp chúng đặt trong một môi trường an toàn, tránh xa các tác nhân môi trường khắc nghiệt, giảm nguy cơ hư hỏng.

ung-dung-thang-mang-cap-dien
Thang máng cáp điện có nhiều ứng dụng trong thực tế

Trong các trung tâm dữ liệu, nó giúp kiểm soát nhiệt độ, duy trì hiệu suất của hệ thống cáp và của thiết bị, đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.

Trong tòa nhà thương mại và văn phòng, nó giúp quản lý và ẩn các cáp điện, cáp mạng và cáp truyền hình, tạo ra môi trường làm việc gọn gàng, an toàn cho mọi người.

3. Các loại thang máng cáp điện phổ biến

3.1 Thang máng cáp sơn tĩnh điện

Thang máng cáp sơn tĩnh điện được chế tạo từ tôn, sau đó được sơn lớp sơn tĩnh điện bên ngoài. Lớp sơn tĩnh điện tạo ra sự bảo vệ đáng kể cho bề mặt kim loại của sản phẩm, ngăn chúng bị ăn mòn do yếu tố môi trường như độ ẩm, hóa chất hoặc các tác nhân khác giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống điện và giảm sự tần suất bảo trì thường xuyên.

thang-mang-cap-son-tinh-dien
Thang máng sơn tĩnh điện

Ngoài ra, sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, có nhiều lựa chọn màu sắc để phù hợp với thiết kế của các công trình bên trong, tạo ra một bề mặt sáng sủa và gọn gàng. Do đó, thang máng cáp sơn tĩnh điện là sự lựa chọn lý tưởng cho các công trình trong nhà, bao gồm văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và nhiều ứng dụng khác vì tính cách điện, tính thẩm mỹ, và hiệu suất cao.

3.2 Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Đây là một loại thang máng cáp cáp đã trải qua quá trình mạ kẽm nóng. Quá trình này bao gồm việc ngâm các bộ phận kim loại, thường được làm bằng thép, vào một bể chứa kẽm nóng chảy, tạo ra một lớp phủ kẽm bảo vệ trên bề mặt.

thang-mang-cap-ma-kem-nhung-nong
Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng có độ bền cao hơn so với các loại khác

Sản phẩm cung cấp một giải pháp tối ưu để đảm bảo độ bền và kết cấu vững chắc qua thời gian. Quá trình mạ kẽm nhúng nóng tạo ra một lớp bảo vệ đáng tin cậy bằng kẽm, giúp sản phẩm chống lại tác động của thời gian và các yếu tố khắc nghiệt.

Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng trong các công trình với môi trường có nguy cơ gây ăn mòn và oxi hóa cao như trong các ngành công nghiệp như xây dựng, hóa dầu, năng lượng.

3.3 Thang máng cáp mạ kẽm điện phân

Thang máng cáp mạ kẽm điện phân là một loại sản phẩm đã trải qua quá trình mạ kẽm, bằng việc phủ một lớp kẽm lên các bộ phận kim loại thông qua phương pháp điện phân.

Sản phẩm là sự kết hợp giữa khả năng chống ăn mòn, độ bền và hiệu quả về chi phí. Chúng giúp bảo vệ hệ thống cáp điện và dữ liệu một cách hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ sự cố cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống trong thời gian dài.

thang-mang-cap-ma-kem-dien-phan
Thang máng cáp mạ kẽm điện phân có giá thành rẻ và sản xuất nhanh chóng

Với tính kháng ăn mòn và độ bền vượt trội, thang máng cáp mạ kẽm điện phân được sử dụng chủ yếu trong các công trình ngoài trời, nơi môi trường có tiềm năng bị tác động ăn mòn, rỉ sét.

3.4 Thang máng cáp inox

Thang máng cáp inox được sản xuất từ thép không gỉ chất lượng cao, giúp đảm bảo độ bền xuất sắc trong thời gian dài. Chất liệu inox có khả năng chống ăn mòn và oxi hóa tốt, đặc biệt phù hợp khi ứng dụng trong các môi trường có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với các chất ăn mòn.

thang-mang-cap-inox
Thang máng cáp Inox có bề mặt láng mịn và sáng bóng

Thang máng cáp inox có bề mặt trơn nhẵn, dễ dàng vệ sinh, phù hợp với những môi trường yêu cầu mức độ vệ sinh cao, chẳng hạn như trong ngành thực phẩm, dược phẩm và y tế. Ngoài ra, vì inox không dễ bắt lửa, nên nó tạo thêm một tầng an toàn cho hầu hết các môi trường đòi hỏi khả năng chống cháy.

3.5 Thang máng cáp nhôm 

Thang máng cáp nhôm được làm từ nhôm hoặc hợp kim nhôm, giúp sản phẩm này có khả năng chịu lực cao và đảm bảo độ bền trong thời gian dài. Vậy nên, sản phẩm này thường được áp dụng trong những nơi đòi hỏi tiêu chuẩn cao về tuổi thọ, dễ lắp đặt, trọng lượng nhẹ và độ bền cao.

thang-mang-cap-nhom
Thang máng cáp nhôm có khối lượng nhẹ, dễ di chuyển

Nhôm là một kim loại nhẹ, làm cho loại sản phẩm này dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Không chỉ vậy, nhôm tự nhiên thường có một lớp oxit mỏng trên bề mặt, giúp sản phẩm có đặc tính chống ăn mòn.

Tuy nhiên, nhôm có giá thành tương đối cao và có độ biến dạng tương đối lớn nên loại thang máng cáp này ít khi được sử dụng.

4. Các loại phụ kiện thang máng máng

4.1 Côn thang máng cáp

Côn là một phụ kiện quan trọng trong của thang máng cáp, giúp dẫn cáp từ một vị trí đến một vị trí khác một cách dễ dàng và hiệu quả. Các loại côn thường được làm từ vật liệu chất lượng cao như tôn mạ kẽm, thép, hoặc nhôm nhằm đảm bảo độ bền trong môi trường khắc nghiệt. Phụ kiện này có hai loại chính đó là côn lệch và côn đều.

con-thang-mang-cap
Côn thang máng cáp

Côn đều hay côn lệch đều có công dụng là thu nhỏ đường đi dây cáp khi gặp phải các địa hình nhỏ hẹp không đồng đều. Sự khác nhau giữa hai loại này là hình dáng của đầu thu côn. Với côn đều thì đầu thu côn co đều vào giữa còn côn lệch thì đầu thu côn sẽ bị lệch sang một bên. Việc sử dụng hai loại này tùy thuộc vào địa hình nơi thi công hệ thống cáp.

4.2 Cút thang máng cáp

Cút là phụ kiện được sử dụng chủ yếu trong hệ thống nâng đỡ dây cáp trong trường hợp muốn thay đổi hướng đi của dây. Có 3 loại cút được sử dụng phổ biến đó là cút lên, cút xuống, và cút ngang.

Cút lên và cút xuống về cơ bản có hình dáng tương đồng nhau nhưng khác nhau về hướng đi của dây cáp. Trong khi cút lên sẽ hướng dây cáp lên trên còn cút xuống sẽ hướng dây cáp xuống dưới.

cut-thang-mang-cap
Cút thang máng cáp

Ngoài ra, cút ngang về cơ bản cũng có hình dáng và công dụng giống như cút lên và cút xuống nhưng khác nhau về cách sử dụng. Trong khi hai loại kia để giúp cho dây đi lên đi xuống khi gặp địa hình phức tạp thì cút ngang được sử dụng để dẫn dây cáp đi trên những đoạn rẽ nằm ngang.

4.3 Co thang máng cáp

Về cơ bản công dụng và kiểu dáng của co không khác gì cút vì đây là hai loại sản phẩm giống nhau nhưng khác nhau về cách gọi của từng vùng miền. Ngoài miền Bắc người ta sẽ ưu tiên gọi loại phụ kiện này là cút còn trong Nam người ta sẽ gọi là co. Do có tên gọi tương đối khác nhau nên rất nhiều người đã nhầm lẫn đây là hai loại khác nhau.

4.4 Tê thang máng cáp

Tê là loại phụ kiện có hình dáng theo hình chữ T và thường được sử dụng để chia hệ thống dây cáp thành 3 hướng khác nhau trên cùng một mặt phẳng. Phụ kiện này được sử dụng khi có một đoạn dây trong đường dây cần rẽ nhánh mà vẫn giữ nguyên hướng đi của đoạn dây thẳng. Có hai loại T được sử dụng phổ biến đó là T ngang và T xuống.

te-thang-mang-cap
Tê thang máng cáp

Về bản chất, T xuống và T ngang không có sự khác biệt về mặt hình thức và công dụng mà chỉ khác nhau ở hướng đi dây. T xuống được sử dụng để phân nhánh đoạn dây đi theo phương lên hoặc đi xuống còn T ngang thì phân nhánh đoạn dây cần đi trong mặt phẳng nằm ngang.

4.5 Tư ngang thang máng cáp

Tư ngang là một phụ kiện quan trọng trong việc triển khai hệ thống dây cáp điện. Chức năng chính của sản phẩm này là phân hướng hệ thống dây cáp thành 4 hướng khác nhau trên cùng một mặt phẳng, cho phép cáp điện và tín hiệu di chuyển qua các hướng khác nhau trong một công trình.

tu-ngang-thang-mang-cap
Tư ngang thang máng cáp

Phụ kiện này được sản xuất từ nhiều loại vật liệu như tôn, inox, hoặc thép. Sản phẩm có các lớp phủ bề mặt như sơn tĩnh điện, mạ kẽm, mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân, giúp tăng cường độ bền và khả năng chống oxi hóa. Ngoài ra, tư ngang có kích thước đa dạng, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về độ bền va đập và khả năng chịu tải.

4.6 Z thang máng cáp

Z là một loại phụ kiện được sử dụng trong hệ thống dây cáp để tạo đường đi cho cáp điện và cáp tín hiệu. Tên gọi "Z" xuất phát từ hình dáng của sản phẩm.

z-thang-mang-cap
Z thang máng cáp

Z có chức năng giúp cáp điện di chuyển qua một góc nghiêng, chuyển hướng từ trên xuống dưới hoặc ngược lại tùy thuộc vào cấu trúc và thiết kế của công trình. Phụ kiện này giúp cho những sợi dây cáp tránh tình trạng va đập hoặc ma sát với những góc nhọn, giúp nâng cao tuổi thọ đường dây và bảo trì một cách dễ dàng.

4.7 Nối thang máng cáp

Nối được sử dụng để nối hai đoạn thang máng cáp với nhau để tăng chiều dài của hệ thống một cách an toàn và tiện lợi. Nối thường bao gồm các bộ phận chính như ốc vít, bulong hoặc các cơ cấu kết nối khác. Để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn, quá trình lắp đặt và kết nối nên được thực hiện cẩn thận và chính xác.

Phụ kiện này giúp làm giảm chiều dài của các đoạn thang cáp và máng cáp trong hệ thống dẫn dây cáp. Bởi khi các đoạn này quá dài sẽ khiến cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên khó khăn và phức tạp.

4.8 Giá đỡ thang máng cáp

Giá đỡ là một phụ kiện quan trọng được sử dụng để nâng đỡ, chịu tải và cố định hệ thống dây cáp. Giá đỡ thường được làm từ các chất liệu như thép hoặc inox để đảm bảo tính bền và khả năng chịu tải cao. Chúng có thiết kế đặc biệt để có thể chịu được một lực nén lớn giúp cho hệ thống dây trở nên an toàn và vững chắc.

5. So sánh thang cáp và máng cáp

Thang cáp và máng cáp tuy có cùng chức năng nhiệm vụ là bộ phận đỡ hệ thống dây cáp điện nhưng lại có những đặc điểm khác nhau về hình thù và cách sử dụng.
Về hình dáng, thang cáp có dạng hình giống như cái thang còn máng cáp thì có hình dạng như một cái máng. Thang cáp thì chỉ có một loại còn máng cáp có hai loại đục lỗ (hay còn gọi là khay cáp và không đục lỗ.

Về công dụng, thang cáp phù hợp cho việc di dây theo trục thẳng đứng và phù hợp với các loại hệ thống dây cáp điện lớn. Trong khi đó, máng cáp thì được dùng cho việc đi dây trên mặt bằng nằm ngang và phù hợp với những loại dây nhỏ có khổi lượng nhe.

6. Ưu điểm của thang máng cáp 

6.1 Tính năng an toàn

Thang máng cáp giúp bảo vệ dây cáp khỏi các yếu tố bên ngoài có thể gây hại như các vết xước, rách vỏ cáp hoặc tác động vật lý không mong muốn có thể làm hỏng hoặc gây mất điện năng trong hệ thống. Sản phẩm đảm bảo rằng dây cáp được che kín và bảo vệ khỏi các yếu tố này.

Ngoài ra, chúng cũng giúp ngăn ngừa tai nạn cho nhân viên thi công, lắp đặt hoặc thậm chí là người sử dụng hệ thống. Sản phẩm tạo ra không gian an toàn cho các người làm việc để tránh tiếp xúc trực tiếp với cáp điện và cáp tín hiệu, giúp giảm nguy cơ gặp phải điện áp nguy hiểm.

6.2 Tiết kiệm không gian

Một trong những lợi ích nổi bật của việc sử dụng thang máng cáp là khả năng tổ chức và sắp xếp dây cáp một cách gọn gàng và tiết kiệm diện tích.

thang-mang-cap-giup-tiet-kiem-khong-gian
Thang máng cáp giúp tiết kiệm không gian lắp đặt

Trước thang cáp và máng cáp được lắp đặt, dây cáp thường trải dài lung tung trên tường hoặc trần nhà, tạo nên một tình trạng lộn xộn và rối rắm. Việc này không chỉ làm cho môi trường làm việc trở nên không gọn gàng mà còn tạo ra những rủi ro về an toàn.

6.3 Tiết kiệm chi phí thiết kế

Thang máng cáp có hình dạng trụ thuôn nên rất phù hợp với nhiều dạng địa hình và bản vẽ thiết kế. Sản phẩm giúp cho các nhà thiết kế dễ dàng hơn trong việc định hình và bố trí hệ thống dây cáp điện một cách hợp lý. Điều này giúp cho hệ thống dây cáp trở nên tối ưu hơn và tiết kiệm được chi phí thiết kế một cách đáng kể cho chủ công trình.

6.4 Tiết kiệm nguyên vật liệu

So với việc sử dụng ống dẫn cáp, hệ thống thang máng cáp đơn giản hơn và không đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu giúp giảm chi phí trong việc mua sắm, tiếp nhận, lưu trữ và phân phối các thành phần cần thiết trong quá trình sản xuất.

thang-mang-cap-giup-tiet-kiem-nguyen-vat-lieu
Thang máng cáp có thiết kế tối ưu giúp tiết kiệm nguyên vật liệu

Khi nguyên liệu và thiết bị dễ dàng xác định và quản lý, các nhà sản xuất có thể tối ưu được thiết kế và nguyên vật liệu của sản phẩm. Điều đó làm cho chi phí sản xuất sản phẩm được giảm xuống và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

6.5 Tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt 

Việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Các nhân công chỉ cần sử dụng một số công cụ cơ bản như tua vít, kìm cắt thép, và chìa vặn đai ốc, mà không cần đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt.

Ngược lại, việc lắp đặt các hệ thống ống dẫn cáp thường phức tạp và đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm liên quan. Hệ thống ống dẫn cáp cần phải được cắt và lắp ráp cẩn thận, đôi khi cần phải hàn hoặc mối nối một cách phức tạp tạo ra sự ràng buộc và rủi ro lớn cho dự án, cũng như đòi hỏi thời gian và nguồn lực lớn.

6.6 Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng

Do được làm làm từ các vật liệu chất lượng cao như inox, thép mạ kẽm nhúng nóng hoặc thép sơn tĩnh điện, có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn. Nhờ vậy, việc ngăn ngừa sự xuống cấp và hỏng sắp sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.

Vậy nên, hệ thống thang máng cáp giúp giảm bớt công tác bảo dưỡng định kỳ và chi phí liên quan đến việc thay thế và sửa chữa, giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí bảo dưỡng và quản lý hệ thống cáp điện.

7. Tiêu chuẩn của thang máng cáp chất lượng 

7.1 Dựa vào độ dày lớp sơn hoặc lớp mạ bề ngoài của sản phẩm

Độ dày lớp sơn hoặc lớp mạ bề ngoài của thang máng cáp là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng tốt, lớp sơn hoặc mạ bề ngoài cần có độ dày đồng đều trên toàn bề mặt sản phẩm, tránh sự biến đổi lớn giữa các khu vực khác nhau.

lop-son-lop-ma-thang-mang-cap
Lớp sơn và lớp mạ ảnh hưởng đến chất lượng của thang máng cáp

Ngoài ra, độ dày của lớp mạ cần đủ để bảo vệ sản phẩm khỏi sự ăn mòn trong điều kiện môi trường được yêu cầu. Bên cạnh đó, sản phẩm cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của ngành công nghiệp trong việc đảm bảo rằng độ dày lớp sơn hoặc mạ đáp ứng được các yêu cầu cụ thể.

7.2 Độ dày lớp tôn cấu tạo và độ uốn của sản phẩm

Đánh giá tiêu chuẩn của thang máng cáp điện dựa vào độ dày lớp tôn và độ uốn tôn giúp đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với khả năng chịu tải cao, khả năng bảo vệ cáp điện an toàn, và hiệu suất lắp đặt tốt. Điều này giúp cho hệ thống dây cáp được an toàn cũng như giảm chi phí lắp đặt.

Ngoài ra, sự lựa chọn về độ dày của lớp tôn còn phụ thuộc vào môi trường lắp đặt, vị trí (trong nhà hoặc ngoài trời), yêu cầu về độ bền và độ cứng của sản phẩm. Do đó tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và vị trí của công trình thì tiêu chuẩn chất lượng cho độ dày tôn và độ uốn của sản phẩm sẽ khác nhau.

7.3 Tải trọng của thang máng cáp 

Tải trọng chất lượng trong hệ thống thang máng cáp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu suất của hệ thống cáp điện. Tiêu chuẩn cho tải trọng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tiêu chuẩn quốc tế, quy định cục bộ và yêu cầu của từng dự án cụ thể.

tai-trong-thang-mang-cap
Tải trọng cũng là yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng thang máng cáp

8. Những yếu tố ảnh hưởng định mức lắp đặt thang máng cáp 

8.1 Hao phí về vật liệu cần thiết

Để đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, việc quản lý vật liệu đóng vai trò quan trọng. Cần lựa chọn sản phẩm thang máng cáp phù hợp với quy mô và yêu cầu của dự án để tận dụng hiệu quả các nguyên vật liệu cần thiết, tránh hao phí.

Một khía cạnh quan trọng khác đó là cần tính toán một cách chính xác lượng sản phẩm cần sử dụng. Sự thận trọng trong việc thiết kế và tính toán đóng vai trò quan trọng trong việc tránh lãng phí vật liệu.

Ngoài ra, việc lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy và thường xuyên kiểm tra tồn kho có thể giúp quản lý vật liệu một cách hiệu quả. Cuối cùng, tối ưu hóa thiết kế hệ thống thang máng cáp đảm bảo sử dụng lượng vật liệu cần thiết mà không cần thêm vào, giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên trong quá trình lắp đặt.

8.2 Định mức nhân công

Số lượng công nhân thích hợp sẽ giúp đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Đặc biệt, những công nhân cần phải có đủ kỹ năng và đào tạo để thực hiện việc lắp đặt một cách chính xác và an toàn, bao gồm biết cách sử dụng các công cụ và thiết bị liên quan.

dinh-muc-nhan-cong
Nhân công đóng vai trò quan trọng trong việc thi công thang máng cáp

8.3 Thiết bị máy móc

Thiết bị máy móc đáng tin cậy và hiệu quả sẽ giúp tăng hiệu suất công việc. Chẳng hạn, máy móc có khả năng nâng cao và di chuyển trên thang máng một cách nhanh chóng và an toàn giúp hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị máy móc phù hợp giúp tối ưu hóa tài nguyên như nhiên liệu, thời gian, nhân công, tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện dự án lắp đặt.

9. Biện pháp thi công và lắp đặt thang máng cáp 

Bước 1: Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, và vật tư

Trước khi bắt đầu thi công, việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, và dụng cụ là rất quan trọng. Số lượng nhân lực cần thiết thường là hơn 10 người, tùy thuộc vào quy mô và kích thước dự án.

Sau đó, cần phải có đầy đủ các công cụ phục vụ cho việc thi công lắp đặt. Các loại máy hỗ trợ như máy khoan, máy cắt, và máy hàn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, các vật tư và phụ kiện thang máng cáp cũng phải được đảm bảo trước quá trình thi công.

Bước 2: Đo đạc và lấy dấu

Để đảm bảo rằng hệ thống thang máng cáp điện được lắp đặt đúng tiêu chuẩn và an toàn, trước khi bắt tay vào công việc, các kỹ thuật viên phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí cần thi công bao gồm xác định vị trí khoan lỗ, đục bê tông và các điểm treo chính xác.

Các kỹ thuật viên thường sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị để đo đạc và lấy dấu một cách chính xác như sử dụng bút dấu để đánh dấu các điểm cần thi công, máy bắn laser để đảm bảo độ thẳng và kích thước chính xác, cùng với các dụng cụ đo đạc khác.

do-dac-va-lay-dau
Đo đạc và lấy dấu cẩn thận trước khi thi công

Bước này đòi hỏi sự cẩn thận và cần có kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng mọi chi tiết và vị trí đều được xác định chính xác, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế và an toàn, đồng thời giúp tránh những vấn đề không mong muốn trong quá trình lắp đặt, đảm bảo hiệu suất ổn định của hệ thống.

Bước 3: Treo giá đỡ và thang máng cáp

Sau khi hoàn thành việc đo đạc và lấy dấu các điểm cần thi công, bước tiếp theo là treo giá đỡ và thang máng cáp.

Các điểm đã được đánh dấu trước đó sẽ được sử dụng để khoan lỗ và bắt ty ren sau đó tiến hành treo giá đỡ. Đặc biệt cần đảm bảo các điểm treo có đủ sức chịu tải để nâng đỡ trọng lượng của thang máng cáp và cáp điện bên trong.

Các phần thang máng cáp, với trọng lượng lớn và cồng kềnh, cần phải được treo một cách an toàn. Điều này thường đòi hỏi sử dụng giàn giáo cứng cáp để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như đảm bảo rằng hệ thống được nâng đỡ ổn định. Các phần thang máng cáp thường được gắn liền với các giá đỡ bằng bu lông, đảm bảo tính chắc chắn và đáng tin cậy cho toàn bộ hệ thống.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu

Bước cuối cùng trong việc thi công và lắp đặt thang máng cáp là kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo rằng công trình được hoàn thành đúng tiêu chuẩn và an toàn. Trong quá trình kiểm tra và nghiệm thu, bạn cần kiểm tra lại các tuyến thang máng cáp, độ cao, khoảng cách, độ chống rung,... xem có đạt chuẩn hay chưa.

kiem-tra-va-nghiem-thu
Kiểm tra và nghiệm thu là công việc cuối cùng để đảm bảo hệ thống thang máng cáp hoạt động tốt

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố bạn cần kiểm tra và nghiệm thu theo kế hoạch để đảm bảo an toàn trong sử dụng sau thi công.

10. Các hướng đi dây điện trong thang máng cáp

10.1 Lắp đặt dây dẫn điện trong nhà bằng thang cáp và máng cáp

Thông thường thang máng cáp ít khi được sử dụng trong những công trình dân dụng bởi hệ thống dây điện tại những công trình này thường rất đơn giản và ít tiêu chuẩn an toàn hơn các công trình xây dựng lớn.

Tuy nhiên, với nền kinh tế đang phát triển nhanh trong những năm gần đây, các ngôi nhà lớn khang trang ngày càng được xây dựng càng nhiều với đường dây điện, dây cáp phức tạp. Điều này đòi hỏi một sự bảo vệ cần thiết cho những đường dây này bằng các sản phẩm thang cáp và máng cáp.

Các loại thang máng cáp được sử dụng trong các công trình dạng này thường sẽ có kích thước nhỏ gọn nhằm mục đích dễ dàng thi công và tháo lắp khi gặp sự cố. Ngoài ra, yếu tố thẩm mỹ cũng được đề cao trong quá trình thi công do yêu cầu từ các bên gia chủ nên loại thang máng cáp sơn tĩnh điện sẽ được ưu tiên sử dụng hơn cả.

10.2 Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách đi nổi

Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách đi nổi là một phương pháp tiết kiệm chi phí và phổ biến. Bắt đầu bằng cách luồn dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt, sau đó tiến hành ốp lên bề mặt tường hoặc trần nhà thông qua kẹp ống hoặc đinh vít.

Một ưu điểm lớn của phương pháp này là tính kinh tế và sự dễ dàng trong việc sửa chữa hoặc bổ sung thêm dây điện khi cần thiết. Ngoài ra, việc lắp đặt dây điện theo phương pháp này không đòi hỏi quá nhiều chi phí ban đầu.

lap-dat-day-dien-di-noi
Lắp đặt dây điện đi nổi trong hệ thống thang máng cáp

Tuy nhiên, phương pháp lắp đặt này thường không mang lại tính thẩm mỹ cao, dây điện thường đi theo các đường vuông góc với trần và tường, ảnh hưởng đến không gian sử dụng khi số lượng dây nhiều. Do đó, khi tính toán lựa chọn phương pháp lắp đặt dây điện, cần xem xét cả yếu tố thẩm mỹ và tính hiệu quả chi phí để đảm bảo rằng phương pháp này phù hợp với yêu cầu cụ thể của công trình.

10.3 Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách chôn ngầm

Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách chôn ngầm là một phương pháp phổ biến và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là có chi phí lắp đặt ban đầu cao, sửa chữa và khắc phục sự cố có thể phức tạp, một số trường hợp không thể khắc phục được mà phải thay mới toàn bộ.

Tuy nhiên, việc chôn dây trực tiếp nên được hạn chế vì có nguy cơ hư hỏng cao và khó khắc phục. Thay vào đó, cần sử dụng các ống luồn dây điện chống cháy và chịu nhiệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng và bảo trì dây điện sau này.

Khi cần phải uốn cong ống nên sử dụng lò xo uốn để đảm bảo rằng bán kính cong là từ 6 đến 9 lần đường kính ống. Điều này sẽ thuận lợi cho việc kéo dây và thay thế dây sau này. Việc thi công dây ngầm trong tường thường được thực hiện sau khi hoàn thành phần thô của công trình để đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo vệ dây trước khi hoàn thiện tổng thể.

10.4 Lắp đặt dây dẫn điện phía ngoài công trình

Lắp đặt dây dẫn điện phía ngoài công trình có thể được thực hiện theo hai phương pháp chính: lắp dây điện đi nổi ngoài nhà hoặc lắp dây điện đi ngầm ngoài nhà.

Lắp dây điện đi nổi ngoài nhà: Điểm đầu của dây điện ngoài nhà phải được nối với đường dây trên không có sẵn của ngành điện, và điểm cuối sẽ được nối vào tủ điện chính tại công trình. Trong trường hợp lắp đặt dây điện đi nổi, hệ thống thang máng cáp điện có thể được sử dụng để dẫn hướng và bảo vệ dây điện.

Lắp dây điện đi ngầm ngoài nhà: Những công trình lớn thường có máy biến áp riêng để cung cấp điện, đường dây ngoài nhà thường được nối từ trạm biến áp đến tủ điện tổng. Trong trường hợp này, sử dụng cáp điện ngầm giúp đảm bảo an toàn tính thẩm mỹ, bảo vệ dây điện khỏi yếu tố thời tiết và các tác động từ môi trường bên ngoài.

11. Thang máng cáp bị quá tải xử lý như thế nào? 

11.1 Những nguy hiểm khi thang máng cáp bị quá tải

Thường thì thang máng cáp được chế tạo từ các chất liệu có độ bền cao và khả năng chịu tải tốt nhưng việc không chú ý đến việc quá tải có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng mà mọi người không nên bỏ qua:

Gây ra hỏng hỏng hóc: Khi số lượng dây cáp và dây dẫn vượt quá mức tải thiết kế của thang cáp và máng cáp, nó có thể dẫn đến việc hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng. Chúng sẽ trở nên yếu hơn và có khả năng bị hỏng toàn bộ, gây thiệt hại lớn đến hệ thống.

Rủi ro cháy nổ: Thang máng cáp thường chứa dây điện và dây cáp. Do đó khi bị quá tải, nó có thể dẫn đến sự cố ngắt mạch và gây ra cháy nổ. Điều này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tổn thất về tài sản, cơ sở vật chất, đồng thời cũng đe dọa tính mạng của những người ở gần.

thang-mang-cap-bi-qua-tai
Thang máng cáp bị quá tải sẽ gây nguy hiểm cho công trình

Để tránh những rủi ro trên, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống thang máng cáp, cũng như tuân thủ tiêu chuẩn và quy định về tải trọng là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và người sử dụng.

11.2 Phương pháp khắc phục tình trạng để thang máng cáp bị quá tải

Để khắc phục tình trạng khi hệ thống thang máng cáp bị quá tải, cần tuân theo một số phương pháp sau:

Kiểm tra thường xuyên và bảo trì: Việc thường xuyên kiểm tra hệ thống là rất quan trọng để nắm bắt kịp thời mức độ tải trọng trên sản phẩm. Khi thấy hệ thống đã chứa đầy các loại dây cáp, dây điện đã vượt quá trọng lượng an toàn, có nghĩa là hệ thống đã bị quá tải và cần ngay lập tức tiến hành sửa chữa.

Tính toán tải trọng tối đa trước lắp đặt: Quá trình tính toán kỹ lưỡng về mức tải trọng tối đa của thang máng cáp sẽ giúp đảm bảo rằng hệ thống sẽ không bị quá tải từ đầu và bạn có thể bổ sung thêm giá đỡ nếu cần thiết để duy trì an toàn.

Nắm vững và thực hiện những biện pháp trên giúp đảm bảo rằng hệ thống thang máng cáp sẽ luôn hoạt động ổn định và an toàn mà không bị quá tải, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp hoặc thương mại yêu cầu một lượng lớn dây cáp và dây điện.

12. Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thang máng cáp chuẩn kỹ thuật 

12.1 Kiểm Tra Thang Máng Cáp Thường Xuyên

Trong điều kiện hoạt động bình thường, việc kiểm tra hệ thống thang máng cáp thường không cần thực hiện quá thường xuyên. Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ có thể được thực hiện trong quá trình bảo dưỡng hệ thống điện tổng thể.

Việc kiểm tra nên tập trung vào các điểm kết nối và mọi chi tiết liên quan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về độ an toàn hoặc hiệu suất bị ảnh hưởng, bạn cần bảo trì và sửa chữa ngay lập tức.

12.2 Loại bỏ cáp thừa

Việc loại bỏ cáp thừa không chỉ giúp giữ gìn sự thông thoáng cho hệ thống mà còn tạo không gian cho việc tiếp tục thay thế cáp trong tương lai. Tuy nhiên, công việc này cần phải được thực hiện bởi những người có kiến thức và chuyên môn về hệ thống cáp.

Ngoài ra, không nên để số lượng dây cáp quá lớn trong hệ thống thang máng cáp vì trong quá trình hoạt động, các dây cáp có thể tạo ra nhiệt độ tương đối cao. Việc chúng cản trở luồng không khí trong hệ thống có thể gây ra hư hỏng cho sản phẩm theo thời gian.

loai-bo-day-cap-thua
Loại bỏ dây cáp thừa để tránh hư hại cho hệ thống

Theo tiêu chuẩn định mức, thang máng cáp nên chứa từ 40% đến 50% tải trọng vật lý của sản phẩm. Tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo độ an toàn cho hệ thống và giảm nguy cơ hư hỏng.

12.3 Sửa chữa thang máng cáp tại chỗ

Bất kể có hư hại trong hệ thống thang máng cáp và treo đỡ hay không, việc bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ là quan trọng. Các hư hại có thể bao gồm bong mối hàn, các bậc thang cong hoặc biến dạng của thang máng.

Tùy theo mức độ hư hại, việc thay thế thường ưu tiên hơn so với việc sửa chữa. Việc thay thế phần hư hại giúp đảm bảo tính vẹn toàn của cụm lắp ráp, đặc biệt nếu các bộ phận quan trọng bị ảnh hưởng.

13. Bảng báo giá thang máng cáp và phụ kiện

Báo giá cho từng loại thang máng cáp và phụ kiện sẽ thay đổi tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm cũng như lớp mạ và sơn bên ngoài. Đối với loại mạ kẽm nhúng nóng thì sẽ có giá cả cao hơn so với loại sơn tĩnh điện và mạ kẽm điện phân do yêu cầu về độ dày và lớp phủ bên ngoài cao hơn.

Do đó, khách hàng nên cân nhắc kỹ các chủng loại sản phẩm và phụ kiện trước khi đặt hàng. Dưới đây là bảng báo giá thang máng cáp và phụ kiện của Nhà Máy Cơ Khí P69:

Bảng giá thang máng cáp
Kích thước Đơn vị tính Đơn giá
60x40 m 56.000
50x50 m 66.000
75x50 m 76.000
100x50 m 86.000
100x100 m 96.000
150x50 m 106.000
150x100 m 116.000
200x50 m 126.000
200x100 m 136.000
250x100 m 146.000
300x100 m 156.000
350x100 m 166.000
400x100 m 176.000
500x100 m 186.000
600x100 m 196.000
800x100 m 206.000
1000x100 m 216.000

14. Quy định tiêu chuẩn về sản xuất và lắp đặt thang máng cáp 

14.1 Tiêu chuẩn vật liệu

Để chọn được thang máng cáp phù hợp cho dự án, phải lựa chọn vật liệu  sao cho phù hợp với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật bao gồm độ dày, tải trọng và chiều dài:

  • Độ dày của sản phẩm thường nằm trong khoảng từ 0,8 mm đến 2 mm..
  • Tải trọng chính là độ võng giữa hai điểm gối đỡ, nó cần duy trì ở mức dưới 1/300 của nhịp thang.
  • Chiều dài của sản phẩm thường là từ 1.5m đến 2m theo tiêu chuẩn.

14.2 Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp

Việc lắp đặt thang máng cáp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 9208:2012 của Bộ Khoa học. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quá trình lắp đặt thang máng cáp được thực hiện đúng cách:

Lắp đặt hệ thống thang máng cáp trước khi đặt cáp vào bên trong. Tại các địa điểm bắt buộc, hệ thống phải được lắp đặt với cút nối, tê, khâu chữ thập, thu hẹp, nắp đậy, và các phụ kiện khác. Giá đỡ hoặc quang treo phải được cố định vào kết cấu xây dựng. Có thể hàn trực tiếp vào mã thép cấu tạo kết cấu bê tông của trần nhà.

Ngoài ra, thang máng cáp phải đặt đủ độ rộng để các cáp bên trong có thể trải thành một lớp, và khoảng cách giữa các cáp phải đủ để có thể buộc cáp vào then ngang. Cáp phải được sắp xếp theo thứ tự và được phân nhóm tùy thuộc vào từng nhóm chức năng, sau đó cố định bằng dây thắt nhựa.

tieu-chuan-lap-dat-thang-mang-cap
Lắp đặt thang máng cáp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe

Hơn nữa, thang và máng cáp không được có cạnh sắc, mặt thô ráp, hoặc ba via để tránh làm hỏng lớp vỏ bên ngoài dây cáp. Vít và bulong cũng không được nhô lên khỏi mặt trong. Tại vị trí có cút, tê, khẩu chữ thập, tuyến máng hoặc thang cáp phải được đảm bảo tính liên tục về điện.

Bên cạnh đó, nếu có nguy cơ tích lũy bụi hoặc vật liệu rơi vào hệ thống, phải bố trí mái che và quạt gió tương ứng. Cần ngăn chặn nước mưa xâm nhập tại các vị trí nơi thang máng cáp có thể bị ẩm ướt.

Cuối cùng, tuyến thang máng cáp thẳng đứng phải được bố trí nắp kim loại bảo vệ để chống ăn mòn và bảo vệ khỏi các tác hại từ bên ngoài. Nắp và các phương tiện bảo vệ phải được trang bị để tháo lắp dễ dàng.

14.3 Tiêu chuẩn về độ dày

Độ dày của thang máng cáp phụ thuộc vào loại vật liệu sử dụng và được quy định riêng cho từng loại. Với loại sơn tĩnh điện thì phải có độ dày khả thi là 1mm, 1.2mm, 1.5mm, và 2mm. Còn đối với loại mạ kẽm nhúng nóng thì độ dày thường được lựa chọn từ 1.5mm cho và 2mm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn độ dày của thang máng cáp cũng phải tuân theo tiêu chuẩn và quy định về tải trọng cho phép. Sự lựa chọn đúng độ dày sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống.

14.4. Khoảng cách các cây đỡ tốt nhất

Khoảng cách giữa các giá đỡ đóng vai trò kiên quyết trong việc đảm bảo độ ổn định và sự vững chắc của toàn bộ hệ thống thang máng cáp. Thông thường, khoảng cách giữa các thanh giá đường vào khoảng từ 2 mét cho đến 2,5 mét tùy thuộc vào các quy chuẩn riêng của mỗi công trình.

Tuy nhiên, khoảng cách này không hoàn toàn cố định và có thể xê dịch theo yêu cầu của bên phía chủ đầu tư. Do đó bên thi công lắp đặt cần phải có những phương án sao cho phù hợp với mỗi dạng địa hình của từng công trình.

15. Quy trình sản xuất thang cáp, máng cáp đạt tiêu chuẩn tại P69 

Bước 1: Tính toán kích thước thang cáp, máng cáp tối ưu

Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất thang máng cáp chính là việc tính toán kích thước. Trong quá trình này, các kỹ sư sẽ xác định kích thước, chiều rộng và chiều cao của không gian mà thang máng cáp sẽ được lắp đặt.

Mục tiêu chính là đảm bảo thang máng cáp sau khi sản xuất sẽ có đủ không gian để chứa các dây dẫn một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời cũng dễ dàng trong việc bảo dưỡng và kiểm tra.

Bước 2: Chọn loại thang cáp, máng cáp phù hợp

Dựa vào yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, nhà sản xuất sẽ tiến hành gia công một trong các loại sau: thang cáp, máng cáp và khay cáp. Vật liệu và phương pháp xử lý bề mặt sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, bao gồm sơn tĩnh điện, mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, inox hoặc nhôm.

chon-loai-thang-mang-cap-phu-hop
Lựa chọn loại thang máng cáp phù hợp để tiến hành sản xuất

Tất cả những yếu tố này đều được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật và chất lượng từ khách hàng.

Bước 3: Cắt phôi theo kích thước tính toán

Dựa trên kích thước được xác định của thang cáp và máng cáp, công nhân sẽ tiến hành cắt tấm tôn thành các tấm phôi theo kích thước đã được tính toán một cách xác.

Tấm tôn được sử dụng phải là đảm bảo nhẵn bóng, không bị gỉ sét hay cong vênh, phải đảm bảo về chất lượng và độ bền của sản phẩm cuối cùng. Độ dày của tấm tôn cũng phải đạt được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng thang cáp và máng cáp có độ cứng vững cần thiết để chịu được tải trọng trong quá trình sử dụng.

Bước 4: Gia công đột lỗ theo yêu cầu của khách hàng

Sau khi đã cắt tấm tôn thành các tấm phôi, tiếp theo chúng sẽ được đưa lên máy CNC để tiến hành đột lỗ theo bản thiết kế. Máy CNC, với khả năng chính xác cao và tốc độ nhanh, giúp tạo ra các lỗ đột với tính thẩm mỹ và độ chính xác cao, đảm bảo sản phẩm thang cáp và máng cáp không chỉ đẹp mắt mà còn chính xác trong quá trình lắp đặt.

Bước 5: Chấn gấp tạo hình thang cáp và máng cáp

Sau khi hoàn tất quá trình đột lỗ, thì các tấm phôi sẽ được chuyển thẳng đến máy chấn để gấp theo kích thước và kết cấu đã được thiết kế. Máy chấn sẽ uốn các tấm phôi theo đúng hình dạng và kích thước cần thiết, tạo ra hình dạng cơ bản của thang cáp hoặc máng cáp.

Đối với sản phẩm là thang cáp, tại công đoạn này, các chi tiết đã được định hình sẽ cần phải được hàn nối với nhau. Quá trình hàn nối này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao để đảm bảo rằng các mối hàn vững chắc, tạo nên một sản phẩm cuối cùng có độ bền và độ cứng vững cần thiết.

Bước 6: Kiểm tra thang cáp và máng cáp thô trước khi sơn phủ bề mặt

Sau khi gia công hoàn thiện thì sản phẩm thô sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Các chi tiết như mối nối hay mối hàn sẽ được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chúng chắc chắn và không có bất kỳ lỗi nào xảy ra.

kiem-tra-thang-mang-cap
Kiểm tra sản phẩm kỹ càng trước khi tiến hành phun sơn

Sau khi sản phẩm thô đạt được yêu cầu, quá trình xử lý bề mặt sẽ được tiến hành. Quá trình này bao gồm cả việc làm sạch bề mặt, loại bỏ các dấu vết làm ảnh hưởng đến quá trình sơn hay mạ và sau đó là sử dụng lớp phủ để tăng cường độ bền và khả năng chống ăn mòn.

Bước 7: Vệ sinh tẩy rửa và sơn phủ bề mặt sản phẩm

Dựa trên công nghệ tiên tiến, sản phẩm thô sẽ được vệ sinh bề mặt một cách kỹ lưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ có một lớp phủ đẹp và bền với thời gian.

Sau khi vệ sinh, sản phẩm sẽ được tiến hành sơn phủ bề mặt. Lớp sơn này sẽ được áp dụng theo đúng yêu cầu của khách hàng, bao gồm màu sắc, độ dày, và loại sơn. Quá trình này cần sự chính xác và kỹ thuật cao để đảm bảo rằng lớp sơn được áp dụng đều và không bị bong tróc, tạo ra một sản phẩm cuối cùng với độ thẩm mỹ cao và khả năng chống ăn mòn tốt.

Bước 8: Kiểm tra, đóng gói, giao sản phẩm đến tận tay khách hàng

Sản phẩm được hoàn thiện để tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối. Sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về kích thước thiết kế, kết cấu chắc chắn, các lớp phủ đều màu, mịn, đẹp trước khi xuất ra xưởng. Sau đó, sẽ được gói cẩn thận và giao đến tay khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn