Tìm hiểu chi tiết về lĩnh vực cơ khí chế tạo máy và các nghề nghiệp liên quan
Cơ khí chế tạo máy là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của những bạn say mê nghiên cứu máy móc hiện nay. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn ngành nghề này, bạn cần hiểu rõ những đặc điểm, yêu cầu và xem xét liệu nó có phù hợp với bản thân mình hay không. Cùng P69 tìm hiểu qua bài viết sau!
Contents
- 1. Cơ khí chế tạo máy là ngành gì?
- 2. Các môn học cần thiết khi học ngành cơ khí chế tạo máy
- 3. Các kỹ năng cần phải phát triển khi theo lĩnh vực cơ khí chế tạo máy
- 4. Các loại bằng cấp có thể có được khi theo học cơ khí chế tạo máy
- 5. Cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy
- 6. Mức lương khi theo ngành cơ khí chế tạo máy là bao nhiêu?
1. Cơ khí chế tạo máy là ngành gì?
Cơ khí chế tạo máy là ngành học tập trung đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận dụng, bảo dưỡng,… các loại máy móc, thiết bị cơ khí, các vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại trong việc nâng cao năng suất lao động và tối ưu quy trình sản xuất cho các ngành công nghiệp khác nhau. Sự phát triển của lĩnh vực cơ khí chế tạo máy nói chung và ngành cơ khí nói chung sẽ quyết định sự phát triển của nền kinh tế trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay.
Xem thêm: Cơ khí là gì? Kỹ thuật cơ khí hiện nay có những ngành nào?
2. Các môn học cần thiết khi học ngành cơ khí chế tạo máy
Để có thể trở thành một kỹ sư cơ khí chế tạo máy giỏi, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức nền tảng vững chắc về nhiều môn học khác nhau như: Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin Học
Trong chương trình đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, chế tạo và bảo trì các thiết bị cơ khí, thông qua các môn học chuyên ngành như:
Nguyên lý máy: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy cơ bản.
Thiết kế và chế tạo máy móc: Thiết kế chi tiết máy, thiết kế tổng hợp máy.
Công nghệ chế tạo máy: Các phương pháp gia công cơ, gia công kim loại bằng cắt, gia công kim loại bằng áp lực, gia công nhiệt.
Vật liệu cơ khí: Tính chất và ứng dụng của các loại vật liệu trong kỹ thuật cơ khí.
Điện tử công nghiệp: Kiến thức cơ bản về điện tử, tự động hóa, điều khiển máy móc.
Kiểm soát, vận hành và sửa chữa máy móc: Kiến thức về kiểm soát máy móc hoạt động một cách bình thường, biết cách khắc phục sự cố nhanh chóng.
An toàn lao động: Các quy định về an toàn lao động trong ngành cơ khí.
Ngoài những kiến thức cơ bản, sinh viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học, kỹ năng tin học và ngoại ngữ,… Với việc trang bị đầy đủ những kỹ năng đó, cơ hội việc làm sẽ mở rộng hơn và nhanh chóng đạt được mức lương mong muốn.
3. Các kỹ năng cần phải phát triển khi theo lĩnh vực cơ khí chế tạo máy
3.1 Phân tích dữ liệu và thiết kế sản phẩm cơ khí
Với ngành cơ khí chế tạo máy, sinh viên cần trang bị kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến sản phẩm, thị trường cũng như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể làm cơ sở để thiết kế ra sản phẩm tối ưu hơn. Không những thế, phải biết sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả, độ bền và tính khả thi của các thiết kế.
Một số phần mềm như AutoCAD, SolidWorks, MATLAB,.. sẽ là công cụ hỗ trợ sinh viên thiết kế các chi tiết và cụm chi tiết máy móc một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Có thể nói, kỹ năng phân tích dữ liệu giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế, từ đó có những thay đổi để tối ưu hóa thiết kế, mang lại hiệu suất cao nhất. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kỹ hơn về các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.
3.2 Thi công và lắp đặt các sản phẩm cơ khí
Để trở thành một kỹ sư cơ khí chế tạo máy giỏi, các bạn sinh viên cần phải có kỹ năng thực tế và hiểu sâu về quy trình sản xuất. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, cần phải nắm rõ các phương pháp gia công như cắt, hàn, tiện, phay và lắp ráp sản phẩm.
Sinh viên phải trang bị kiến thức về các loại máy móc và công cụ, cũng như khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật chính xác nhất. Để từ đó, việc thi công và lắp đặt các sản phẩm cơ khí sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bạn cũng cần phát triển kỹ năng khác như kiểm tra chất lượng trong quá trình lắp ráp, kỹ năng quản lý thời gian và nguồn nhân lực giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất… Một lưu ý quan trọng trong việc phát triển kỹ năng thi công và lắp đặt các sản phẩm cơ khí đó là việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
3.3 Kiểm soát và vận hành máy móc
Kiểm soát và vận hành máy móc là kỹ năng thiết yếu khi sinh viên mong muốn trở thành kỹ sư cơ khí. Cần phải nắm rõ cách thức vận hành các loại máy móc cơ bản như máy tiện, máy phay, máy CNC và các thiết bị tự động hóa khác.
Để đạt được điều này, trước hết bạn cần tiếp thu kiến thức về nguyên lý hoạt động, cấu tạo cũng như cách thức bảo trì máy móc… thông qua các môn học chuyên ngành. Các bạn sinh viên cần phải biết cách thiết lập các thông số vận hành, theo dõi và điều chỉnh máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả, độ an toàn cao.
Bên cạnh đó, kỹ năng khắc phục sự cố cũng cần được lưu ý khi vận hành máy móc. Nhanh chóng phát hiện ra vấn đề và khắc phục trong thời gian nhanh nhất, sẽ hạn chế tối đa sự thất thoát về năng suất cũng như tiền bạc. Việc sử dụng các phần mềm điều khiển và quản lý máy móc giúp giám sát và điều phối hoạt động một cách hiệu quả, nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
3.4 Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc
Có thể thấy, việc phát hiện sớm các vấn đề hỏng hóc và thực hiện sửa chữa kịp thời, bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp máy móc tăng tuổi thọ, đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất.
Sinh viên cần nắm vững các kỹ thuật kiểm tra như phân tích rung động, kiểm tra không phá hủy (NDT) và các phương pháp chẩn đoán tình trạng máy móc khác để việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc diễn ra thuận lợi hơn. Cần linh hoạt trong việc áp dụng công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả công việc và lưu trữ thông tin bảo dưỡng một cách khoa học, hợp lý hơn.
Kỹ năng sửa chữa và bảo dưỡng máy móc là một mắt xích quan trọng trong việc vận hành, ứng dụng máy móc, thiết bị vào thực tiễn đời sống hàng ngày.
3.5 Nghiên cứu phương thức cải tiến máy móc
Để phát triển kỹ năng này, các bạn nên liên tục cập nhật các công nghệ mới, phương pháp sản xuất tiên tiến và xu hướng phát triển trong ngành. Đồng thời, cần phải trang bị khả năng thực hiện các thí nghiệm, phân tích kết quả và triển khai các biện pháp cải tiến thực tế…
Hợp tác với các chuyên gia hay tham gia vào các dự án nghiên cứu cũng là cơ hội để học hỏi và nâng cao kỹ năng nghiên cứu phương thức cải tiến máy móc cũng như áp dụng những kiến thức mới vào công việc. Việc phát triển kỹ năng này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
4. Các loại bằng cấp có thể có được khi theo học cơ khí chế tạo máy
Khi theo học cơ khí chế tạo máy, bạn có thể nhận được các loại bằng cấp sau:
Bằng Cao đẳng: Với chương trình đào tạo từ 2 – 3 năm, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…
Bằng Cử nhân: Để có được bằng cử nhân, chương trình đào tạo thường kéo dài 4 năm. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu hơn về thiết kế máy móc, phân tích hệ thống cơ khí, các công nghệ sản xuất hiện đại…
Bằng Thạc sĩ: Chương trình học thạc sĩ thường kéo dài 2 năm sau khi hoàn thành xong chương trình cử nhân. Đây là cơ hội để bạn nghiên cứu chuyên sâu hơn về các lĩnh vực cụ thể như thiết kế máy móc, vật liệu mới, tự động hóa…
Bằng Tiến sĩ: Bằng Tiến sĩ cơ khí chế tạo máy thường kéo dài 3 – 5 năm sau khi hoàn thành xong chương trình Thạc sĩ. Sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ, bạn có thể trở thành chuyên gia, giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
5. Cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy
Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một vài cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên của lĩnh vực này như:
Kỹ sư thiết kế, chế tạo máy móc: Đây là công việc mà kỹ sư được làm việc trong các công ty sản xuất và thiết kế, chịu trách nhiệm tạo ra các bản vẽ chi tiết và mô phỏng 3D, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.
Kỹ sư sản xuất, phụ trách kỹ thuật: Công việc này tập trung vào việc quản lý và tối ưu quy trình sản xuất, đảm bảo sản xuất hiệu quả và an toàn.
Kỹ sư bảo trì và sửa chữa máy móc, hệ thống: Công việc này chịu trách nhiệm về việc bảo trì, sửa chữa và kiểm tra các thiết bị máy móc trong nhà máy.
Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Công việc này chủ yếu làm việc trong các dự án nghiên cứu để phát triển công nghệ và áp dụng tạo ra các sản phẩm mới.
Quản lý dự án: Sinh viên theo học ngành cơ khí chế tạo máy cũng có thể trở thành quản lý dự án, đảm nhiệm vai trò lập kế hoạch, giám sát và quản lý các dự án sản xuất.
Chuyên viên tư vấn kỹ thuật: Chuyên viên sẽ cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho khách hàng, giúp họ tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học: Sinh viên có thể lựa chọn trở thành giảng viên khi hoàn thành các cấp bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ.
6. Mức lương khi theo ngành cơ khí chế tạo máy là bao nhiêu?
Là một ngành thể hiện được trình độ phát triển của một quốc gia, cơ khí chế tạo máy rất được chú trọng phát triển. Chính vì thế, nguồn nhân lực ngành này luôn có cơ hội làm việc với mức lương cao. Mức lương khi theo ngành nghề này có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như bằng cấp, vị trí công việc, kinh nghiệm,… Nhìn chung, mức lương khi theo ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay là:
Mức lương khởi điểm: Sinh viên vừa mới ra trường thường có mức lương giao động từ 6 – 9 triệu đồng/ tháng.
Mức lương trung bình: Sau khi đã đi làm vài năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm, mức lương của kỹ sư cơ khí chế tạo máy thường tăng lên 9 đến 15 triệu đồng/ tháng.
Mức lương cao: Với những kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao, có thể nhận mức lương từ 15 – 30 triệu đồng/tháng
Mức lương quốc tế: Nếu như làm việc trong các công ty đa quốc gia, mức lương của các kỹ sư có thể cao hơn 40 triệu đồng/tháng.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn có thể hiểu biết thêm về các môn học, các kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp cũng như mức lương khi phát triển theo ngành cơ khí chế tạo máy. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc và mong muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
- Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
- Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
- Email: kd1@cokhip69.com.vn
- Website: https://cokhip69.com.vn