...

Tổng hợp các cách đi dây điện nổi, âm tường, và công nghiệp

Đi dây điện là công việc phổ biến trong việc thi công hệ thống điện tại các công trình. Việc này cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như làm sao để đi dây điện vừa đẹp, an toàn và đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, P69 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này, hãy cùng khám phá nhé!

1. Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà đúng chuẩn kỹ thuật

1.1 Các bước đi dây điện nổi trong nhà

Bước 1: Chuẩn bị sẵn công cụ, thiết bị cần thiết như cáp điện, công tắc, ống nhựa, băng keo điện,…

Bước 2: Xác định rõ các điểm cung cấp điện, đường dây chính, công tắc nguồn điện,…

Bước 3: Hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã được tắt và dùng thiết bị kiểm tra dòng điện cho chắc chắn.

di-day-dien
Các bước đi dây điện nổi bền đẹp

Bước 4: Lắp đặt ống nhựa hoặc thép, chuẩn bị kết nối dây điện với các thiết bị cách điện.

Bước 5: Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trước khi bật nguồn trở lại

Bước 6: Bật nguồn điện trở lại sau khi đã đảm bảo an toàn và kiểm tra các thiết bị hoạt động bình thường.

1.2 Ưu điểm khi đi dây điện nổi trong nhà

Dây điện nổi trong nhà mang lại những ưu điểm sau:

Lắp đặt dễ dàng: Không cần xây dựng ổ cắm hoặc khe hở trong tường, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Sửa chữa và bảo dưỡng thuận tiện: Dễ dàng tiếp cận và thay đổi mạng dây điện khi cần thiết.

Tiết kiệm chi phí: Không cần mua và lắp đặt ống dây điện, hộp nối dây, khay cáp và các vật liệu xây dựng khác, giúp giảm chi phí.

Linh hoạt và dễ thay đổi: Có thể thay đổi vị trí ổ cắm, công tắc, hoặc thiết bị điện mà không cần phá vỡ hay xây dựng lại tường. Dễ dàng thay đổi bố trí nội thất hoặc di chuyển các thiết bị điện.

1.3 Nhược điểm khi đi dây điện nổi trong nhà

Dây điện nổi trong nhà có một số nhược điểm chính:

Tính thẩm mỹ: Dây điện nổi có thể làm mất đi sự gọn gàng và tinh tế

Nguy cơ va đập: Dây điện nổi dễ bị va đập hoặc gãy, có thể tăng nguy cơ gây hỏa hoạn.

nhuoc-diem-đi-day-dien-noi-trong-nha
Đi dây điện nổi trong nhà có nhiều nhược điểm cần khắc phục

Ảnh hưởng bởi môi trường: Dễ bị hư hỏng do các yếu tố môi trường như ẩm ướt, nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời mạnh.

Hạn chế về chức năng và ứng dụng: Hệ thống dây điện nổi thường không thể áp dụng cho việc lắp đặt các loại đèn treo, hệ thống âm thanh phức tạp hoặc các thiết bị điện tử.

Độ bền và tuổi thọ: Dây điện nổi thường ít bền và có tuổi thọ thấp hơn so với hệ thống dây điện âm tường.

1.4 So sánh phương pháp đi dây điện nổi và chìm 

Với phương án đi dây chìm, thì nó có chi phí cao hơn so với đi dây nổi do yêu cầu về thiết bị và công việc thi công phức tạp. Quá trình đi dây sẽ tốn nhiều thời gian do phải đục tường và trán lại sau khi đi dây xong. Tuy nhiên, cách đi dây này sẽ giúp cho hệ thống điện gọn gàng, có tính thẩm mỹ cao cho tổng thể công trình.

Trong khi đó, phương án đi dây nổi thì sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí so với đi dây chìm. Thời gian đi dây điện diễn ra nhanh chóng. Phương án này thường được ứng dụng nhiều trong những công trình nhà ở đã cũ và đang muốn nâng cấp lại hệ thống điện.

1.5 Những nguyên tắc khi đi dây điện nổi trong nhà cần nhớ 

Điện là một môi trường nguy hiểm, dễ gây cháy nổ nếu không được lắp đặt đúng cách. Do đó, khi đi dây điện nổi, cần ưu tiên lắp đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, và cần đảm bảo dây điện không tiếp xúc với nước, các khu vực có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, nhà tắm,…

nguyen-tac-di-day-dien-noi-trong-nha
Để đi dây điện nổi trong nhà bền đẹp thì phải tuân thủ các quy tắc

Ngoài ra, khi lắp đặt dây điện nổi, hãy đảm bảo rằng dây nằm ở một khoảng cách ít nhất 2 mét. Khoảng cách này vừa giúp tránh va chạm với các vật liệu dễ cháy và giảm nguy cơ rò rỉ điện và vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh trường hợp trẻ em nghịch ngợm, chạm vào dây điện gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, để bảo vệ dây điện và tránh nguy cơ cháy nổ, hãy sử dụng ống nhựa hoặc bọc dây bằng vật liệu chống cháy. Điều này giúp tăng cường sự an toàn và giảm nguy cơ chập cháy khi có sự tiếp xúc giữa dây điện và các vật liệu cháy.

2. Nguyên tắc đi dây điện âm tường đúng chuẩn kỹ thuật an toàn

2.1 Điện âm tường là gì? 

Điện âm tường hay còn gọi điện chìm tường là một phương pháp lắp đặt hệ thống dây điện trong các công trình xây dựng, bằng cách đặt dây điện trong các ống chôn sâu trong tường. Thay vì đặt dây điện trên bề mặt tường hoặc trên mặt đất như phương pháp đi dây điện nổi, điện âm tường ẩn đi dây điện vào bên trong tường, tạo nên một hệ thống dây điện không hiển thị.

di-day-dien-am-tuong
Đi dây điện âm tường khiến cho không gian trở nên thẩm mỹ hơn

2.2 Nguyên tắc chung dây điện âm tường đúng chuẩn kỹ thuật an toàn

Dưới đây Cơ Khí P69 xin chỉ một số quy tắc trong việc đi dây điện âm tường:

Trục dây chính: Dây dẫn điện từ đồng hồ đo điện ở tầng trệt nối lên đến các tầng trên, và có nó tiết diện  từ 6 mm đến 11 mm. Mỗi tầng đều có một cầu dao ngắt điện.

Phân phối điện: Từ cầu dao ngắt tầng đến dây dẫn đều lắp đặt cho các phòng, mỗi phòng có một cầu dao riêng.

Quy cách dây nối: Dây nối từ cầu dao tầng đến phòng là dùng cáp 4 mm. Dây cấp bóng đèn 1,5mm, dây cấp ổ cắm 2,5 mm.

Dây te hoặc dây mát: Dây chống giật, khử điện rò, nên trang bị vào ổ cắm và nối với cọc đồng chôn trong đất. Tiết diện với dây dẫn điện từ 1,5 mm đến 4 mm.

Ngoài những nguyên tắc chung, đơn vị thi công cần phải tuân thủ một số quy tắc khác trong khi đi dây điện âm tường. Đầu tiên, nên chọn loại dây phù hợp với ống luồn, chiếm khoảng 75% tiết diện ống cũng như ống dây cần chất lượng, không thấm nước và chịu được va đập. Sau đó, cần phải thiết kế vị trí lắp đặt dây điện ở những nơi khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt.

nguyen-tac-di-day-dien-am-tuong
Ngoài những nguyên tắc chung thì khi đi dây điện âm tường cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khác

Tiếp đó, khi lắp dây điện âm tường ở trần thạch cao, thì nên sử dụng ống luồn đàn hồi. Khi nối cùng một nguồn điện, thì màu dây phải giống nhau. Và khi nối với hai nguồn điện, thì màu dây bắt buộc phải khác nhau để có thể dễ dàng phân biệt. Bên cạnh đó, các dây cung cấp tín hiệu như điện thoại, internet, truyền hình cáp phải kéo thẳng đến ổ cắm, không nối trên đường đi và không nối chung với các dây điện khác để tránh nhiễu sóng.

2.3 Hướng dẫn bạn cách đi dây điện âm tường đúng chuẩn kỹ thuật 

Bước 1: Khảo sát và chọn vị trí phù hợp để đặt thiết bị điện âm tường. Lưu ý là nên đặt điện ở những vị trí không chịu tác động của nước, tránh những rủi ro không mong muốn.

Bước 2: Lập sơ đồ chi tiết đường đi của hệ thống dây và thực hiện theo yêu cầu nếu nhà đã được thiết kế sẵn. Nên lưu lại sơ đồ thiết kế để sau này tiện trong việc sửa chữa.

Bước 3: Thi công đánh dấu đường đi của dây điện, sau đó cắt rãnh tường và đi dây điện. Nên chọn đường ống chất lượng, phù hợp, đưa vào rãnh tường và cố định bằng dây thép.  Luồn dây trước khi thi công để đạt độ chính xác cao.

Bước 4: Kiểm tra cẩn thận tất cả các kết nối điện để đảm bảo không có dây điện bị trần ra ngoài, không có tiếp xúc lỏng lẻo. Sử dụng bộ kiểm tra dòng điện để thử nghiệm mạch điện, đảm bảo mọi kết nối và thiết bị hoạt động đúng.

2.4 Ưu điểm của việc xây hệ thống điện âm tường 

Tăng tính thẩm mỹ: Giúp không gian sống trở nên gọn gàng, sạch sẽ và thẩm mỹ hơn bằng cách giấu các dây điện, bộ điều khiển trong tường.

Tiết kiệm diện tích: Không gian sử dụng trên sàn nhà không bị giới hạn bởi các dây điện treo trên tường, cho phép tối ưu hóa diện tích sử dụng.

An toàn và bảo vệ: Dây điện âm tường được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài như va đập, hư hỏng hoặc nguy cơ cháy nổ, giúp đảm bảo an toàn.

uu-diem-di-day-dien-am-tuong
Đi dây điện âm tường có nhiều ưu điểm vượt trội so với các cách khác

Dễ dàng bảo trì và thay thế: Quá trình thay đổi hoặc sửa chữa hệ thống điện âm tường thường dễ dàng hơn so với việc thay thế dây điện truyền thống.

Giảm tiếng ồn: Hệ thống điện âm tường giúp giảm tiếng ồn do dây điện rung lắc hoặc chạm vào nhau, có thể cải thiện chất lượng âm thanh trong các không gian yêu cầu yên tĩnh.

2.5 Nhược điểm của việc xây hệ thống điện âm tường

Khó sửa chữa: Phát hiện và sửa chữa các vấn đề kỹ thuật có thể gặp khó khăn do dây điện được cài đặt sâu trong tường.

Hạn chế linh hoạt: Việc thay đổi hoặc mở rộng hệ thống điện sẽ phức tạp hơn so với hệ thống điện truyền thống.

Chi phí ban đầu cao: Xây dựng hệ thống điện âm tường đòi hỏi công việc xây dựng phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao, dẫn đến chi phí ban đầu cao hơn.

Hạn chế trong việc thay đổi bố trí: Việc thay đổi bố trí nội thất hoặc cấu trúc tường có thể gặp hạn chế khi hệ thống điện âm tường đã được xây dựng.

Rủi ro hỏa hoạn: Trong trường hợp xảy ra sự cố, việc tiếp cận và dập tắt đám cháy có thể khó khăn hơn do dây điện được cài đặt sâu trong tường, làm gia tăng nguy cơ hỏa hoạn.

3. Cách đi dây điện công nghiệp khoa học chuẩn kỹ thuật

3.1 Đi dây điện công nghiệp là gì?

Đi dây điện công nghiệp là quá trình cài đặt và kết nối hệ thống dây điện trong môi trường công nghiệp, nhằm cung cấp điện cho các thiết bị, hệ thống. Điện công nghiệp thường được sử dụng trong các ngành như sản xuất, xử lý, chế biến, điều khiển tự động và hệ thống điều khiển công nghiệp.

di-day-dien-cong-nghiep
Đi dây điện công nghiệp được áp dụng cho các công trình nhà xưởng, hoặc chung cư, nhà cao tầng

3.2 Cách đi dây điện công nghiệp trong tủ điện 

Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ đi dây điện, thiết bị dụng cụ như kìm cắt dây, kìm tuốt dây, kìm bấm cos,.. và dây điện công nghiệp có kích thước phù hợp với thiết bị điện

Bước 2 Bóc vỏ dây điện để phù hợp với nhu cầu sử dụng và chú ý là không được bóc vỏ quá dài, để tránh lãng phí dây.

Bước 3: Sử dụng kìm tuốt dây để tuốt lõi dây điện theo chiều dài phù hợp với thiết bị điện. Chú ý là nên tuốt các lõi dây điện đều nhau, tránh làm đứt lõi.

Bước 4: Có thể sử dụng bút lông hoặc bút dạ để đánh số dây điện theo thứ tự, việc này giúp dễ dàng xác định khi đấu nối .

Bước 5: Sử dụng kìm bấm cos để bấm cos dây điện. Nên bấm cos dây điện chắc chắn, tránh lỏng lẻo, dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng.

Bước 6: Đấu nối dây điện theo sơ đồ đi dây đã được thiết kế.

Bước 7: Sử dụng dây đai bằng nhựa hoặc dây thép để bó các dây đến thiết bị lại. Và nên bó dây điện sao cho chắc chắn, tránh lỏng lẻo, dễ dẫn đến dây điện bị đứt hoặc hở.

3.3 Cách đi dây điện công nghiệp, dây cáp ngoài tủ điện

Bước 1: Bắt đầu đi dây điện theo thứ tự: cáp điện lực, sau đó là cáp điều khiển và cuối cùng cáp tín hiệu.

Bước 2: Đấu nối từng sợi cáp một cách cẩn thận. Nên bắt đầu với sợi hàng kẹp, sau đó mới đến những sợi khác.

Bước 3: Tuân theo quy trình là bóc 250mm vỏ sợi cáp rồi kéo từng lõi sợi ra, tiếp theo là cắt bớt khoảng 100mm dây, rồi thực hiện đánh số, ép cosse và siết chặt vào hàng kẹp.

phuong-phap-di-day-dien-cong-nghiep
Đa dạng các phương pháp đi dây điện công nghiệp

Bước 4: Tùy vào nhu cầu thiết kế mà bạn sẽ bó chung các lõi dư với bó dây, nối vào các hàng kẹp thừa hoặc để hở.

Bước 5: Nên đối một đầu dây phía tủ điều khiển với đất.

3.4 Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác hoặc đến các thiết bị 

Phân loại dây cáp: Dây cáp được chia theo loại như cáp điện, cáp điều khiển, cáp tín hiệu có vỏ chống nhiễu, và cáp bù Thermocouple.

Cắt dây cáp: Cắt dây cáp để đảm bảo đủ chiều dài. Khi đấu nối vào hàng kẹp, cần thêm 1,5m cho mỗi đầu cáp.

Bó dây cáp trong ống: Bó dây cáp cùng với dây mồi, mỗi bó khoảng 3m. Có thể dùng sức người hoặc pa lang để kéo, bạn nên đổ nước vào ống để kéo dễ hơn.

Đưa dây cáp qua máng: Sử dụng dây đai cáp lớn để cố định thanh đỡ và máng cáp.

Chuẩn bị đầu giữ cổ cáp: Chuẩn bị các đầu giữ cổ cáp trong ngăn thiết bị hoặc trong tủ điện.

3.5 Phân loại dây cáp điện công nghiệp 

Dây cáp điện có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó hai tiêu chí quan trọng là kết cấu ruột dẫn và lớp vỏ bọc.

Theo kết cấu ruột dẫn, thì có dây điện ruột mềm và dây điện ruột cứng. Với dây điện ruột mềm thì được cấu tạo từ nhiều sợi mềm bện lại với nhau, làm cho dây có độ mềm dẻo cao và dễ uốn cong. Ngược lại, dây điện ruột cứng thì có ruột dẫn được cấu tạo từ sợi cứng hoặc từ 7 sợi mềm, giúp dây có độ cứng cao và chịu được lực kéo.

phan-loai-day-cap-cong-nghiep
Dây cáp công nghiệp được phân ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể

Về lớp vỏ bọc, thì có dây điện PVC, dây điện XLPE, dây điện EPR và dây điện cao su. Mỗi loại dây cáp điện thì sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

Hy vọng rằng những hướng dẫn về cách đi dây điện nổi trong nhà mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần dịch vụ lắp đặt, thi công mạch điện cho gia đình, hãy nhớ liên hệ với P69 nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn