...

PAU là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách tính và quy tắc thiết kế như thế nào?

PAU là một thiết bị tương đối mơ hồ đối với nhiều người. Đôi khi, người ta dễ nhầm lẫn với các thuật ngữ khác trong lĩnh vực HVAC. Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc này và cung cấp thông tin chi tiết về PAU, từ đặc điểm thiết kế đến ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

1. Tổng quan về PAU

1.1 Khái niệm và ứng dụng của PAU

PAU là viết tắt của “Primary Air Units” (Đơn vị khí chính). và là một thành phần quan trọng của hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning). Thiết bị này có chức năng lọc, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của không khí cũng như cung cấp và phân phối không khí được xử lý tới từng không gian khác nhau của công trình thông qua các thiết bị FCU và AHU.

pau
PAU được sử dụng rộng rãi cho hệ thống HVAC ở các phòng sạch hiện nay

PAU thường được sử dụng rộng rãi trong các môi trường như bệnh viện, phòng sạch, nhà máy sản xuất và văn phòng làm việc để đảm bảo không khí trong lành và chất lượng cao. Đặc điểm thiết kế của thiết bị này thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh nghiêm ngặt, đồng thời cũng phải linh hoạt để có thể tích hợp vào các hệ thống HVAC phức tạp.

1.2 Cấu tạo của PAU

Cấu tạo của PAU bao gồm nhiều bộ phận quan trọng:

Hồi nhiệt HRV: giúp tái sử dụng nhiệt độ từ không khí thoát ra để làm nhiệt độ cho không khí mới.

Bộ trao đổi nhiệt (Coil): có chức năng điều chỉnh nhiệt độ của không khí bằng cách làm nóng hoặc làm lạnh trước khi được cung cấp vào không gian làm việc.

Bộ lọc không khí: xử lý bụi, vi khuẩn, và các chất ô nhiễm khác ra khỏi không khí.

cau-tao-pau
Cấu tạo từng bộ phận trong thiết bị PAU

Quạt: thường là quạt ly tâm hoặc quạt hướng trục, giúp không khí lưu thông ổn định và hiệu quả bên trong PAU

Bộ phận hồi gió tươi và bộ phận chuyển thải gió ra môi trường: Hai bộ phận này đảm bảo sự lưu thông của không khí tươi và thải ra không khí không mong muốn.

Bộ phận gió ra đạt nhiệt độ, độ ẩm: giúp điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của không khí trước khi được cung cấp vào không gian làm việc.

1.3 Nguyên lý hoạt động của PAU

Đầu tiên, quạt sẽ chạy để hút không khí từ bên ngoài và trong PAU thông qua các cửa hút. Không khí sau khi vào bên trong sẽ đi qua các bộ lọc để tiến hành xử lý các chất độc hại bên trong.

Sau đó, không khí sau khi được lọc xong sẽ đi qua các Coil để có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo yêu cầu.

Tiếp theo, luồng không khí này sẽ được đi qua bộ phận điều chỉnh độ ẩm nhằm tạo ra độ ẩm phù hợp.

Cuối cùng, không khí sau khi được xử lý đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được thổi ra bên ngoài tới các hệ thống ống gió và phân phối tới không gian sử dụng hoặc qua các thiết bị như AHU hoặc FCU.

2. Ưu điểm của PAU

Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất ô nhiễm: Được trang bị hệ thống lọc tiên tiến, có khả năng loại bỏ hiệu quả các hạt bụi mịn, vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác trong không khí tươi.

Độ bền và tuổi thọ cao: Các thành phần trong AHU đều được chế tạo từ các vật liệu chất lượng nên thiết bị có thể hoạt động hiệu quả liên tục trong thời gian dài mà không lo bị hỏng hóc hay trục trặc.

uu-diem-pau
PAU có nhiều ưu điểm trong việc giữ ổn định độ ẩm trong không khí và tạo môi trường làm việc thoáng mát

Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng hồi nhiệt để tái sử dụng nhiệt độ từ không khí thoát ra.

Dễ dàng vận hành và bảo trì: Thiết kế để dễ dàng vận hành và bảo trì, giúp giảm thời gian và chi phí cho việc bảo dưỡng và sửa chữa.

3. Cách phân biệt PAU, AHU, và FCU

Khi tìm hiểu về các thiết bị trong phòng sạch, người dùng thường không phân biệt được giữa AHU (Air Handling Unit), FCU (Fan Coil Unit), và PAU (Primary Air Units). Tuy chúng có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng tồn tại những khác biệt đáng chú ý.

Quy mô sử dụng: FCU (Fan Coil Unit) thường được sử dụng trong những không gian nhỏ, như văn phòng hoặc các khu vực cục bộ khác. Ngược lại, AHU (Air Handling Unit) thường xuất hiện ở những khu vực rộng lớn và công cộng, như sảnh lớn hoặc các nhà xưởng sản xuất. PAU (Primary Air Units) thì có khả năng hoạt động hiệu quả trong các khu phức hợp hoặc không gian có diện tích trung bình.

su-khac-nhau-giua-ahu-fcu-pau
AHU, FCU, PAU có nhiều sự khác nhau về công dụng và vị trí lắp đặt

Công suất: AHU là thiết bị có công suất lớn nhất, sau đó đến PAU, và cuối cùng là FCU

Độ phức tạp: Trái ngược với FCU có thiết kế với độ phức tạp thấp thì PAU và AHU thiết kế với độ phức tạp cao hơn do được ứng dụng trong những không gian có quy mô lớn.

Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng: Do có thiết kế đơn giản hơn PAU và AHU nên FCU sẽ có chi phí lắp đặt và bảo dưỡng thấp nhất. Sau đó sẽ đến PAU rồi cuối cùng là AHU.

4. Cách tính và phương thức thiết kế PAU phù hợp 

4.1 Cách tính PAU chi tiết

Trong hệ thống Constant Air Volume (CAV), một trong những hạn chế phổ biến là không thể duy trì độ ẩm khi tải giảm. Thông thường, mức độ ẩm thường được lựa chọn là 26DB/25DP (tương đương 26~28°C bầu khô và 25~27°C đọng sương).

Tải lạnh có thể được phân chia thành hai phần: nhiệt độ của gió tươi và các yếu tố khác như nhiệt độ nội bộ, ánh sáng, công suất điện, vỏ bọc…

cach-tinh-pau
Cách tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công suất và thiết kế của PAU

PAU thường được hiểu là thiết bị xử lý gió tươi như lọc, làm lạnh/gia nhiệt, tách ẩm hoặc tạo ẩm trước khi đưa vào FCU (indoor HVAC unit). Các FCU sau đó sẽ xử lý các thành phần còn lại. Khi chọn mức nhiệt độ ra của PAU thấp, sẽ giảm công suất của FCU và ngược lại. Tuy nhiên, một thành phần luôn luôn không thay đổi là lưu lượng gió tươi, do hộp gen gió điều khiển và không thay đổi.

Trong việc thiết kế PAU, mục tiêu thường là để điều khiển độ ẩm, vì độ ẩm chủ yếu được ảnh hưởng bởi gió tươi. Việc thiết kế PAU giúp duy trì độ ẩm không khí không vượt quá 60%.

4.2 Nguyên tắc thiết kế PAU

Nguyên tắc này được xây dựng trên việc đảm bảo rằng không khí cung cấp từ thiết bị luôn có độ ẩm thấp hơn so với không khí trong không gian được điều hòa. Đồng thời, duy trì nhiệt độ thấp ở khoảng từ 9 đến 11 độ C cho không khí cung cấp từ PAU để giảm kích thước của các thiết bị như FCU hoặc indoor unit bằng cách sử dụng các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ như VAV hoặc CAV.

Kết hợp với Heat Wheel cũng được xem là một phương pháp tối ưu nhằm tăng hiệu suất của hệ thống PAU. Các thông số kỹ thuật của PAU được cân nhắc sao cho nhiệt độ đầu vào tương đương nhiệt độ ngoài trời; đầu ra thường dao động từ 23 đến 26 độ C và độ ẩm tương đối dao động từ 80 đến 95%.

Hy vọng với những thông tin trên, P69 đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo,  của PAU. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn