...

Tiêu Chuẩn ISO Là Gì? Điểm Qua 10 Tiêu Chuẩn Phổ Biến Hiện Nay

Tiêu chuẩn ISO là một trong những khái niệm mà bất cứ ai đang điều hành doanh nghiệp phải biết. Tuy nhiên, việc nắm bắt đầy đủ và chính xác về tiêu chuẩn này thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, P69 sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về khái niệm, quá trình phát triển, và ứng dụng của của nó. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO

1.1 Định nghĩa tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO, hay còn được biết đến là các quy tắc được chuẩn hóa từ Quốc tế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động phát triển. Những tiêu chuẩn này được thiết kế ra để nâng cao giá trị của doanh nghiệp và tổ chức trong mọi lĩnh vực như sản xuất, thương mại và dịch vụ.

tieu-chuan-iso
Tiêu chuẩn ISO là bộ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động kinh doanh nhất là những đơn vị cung cấp ống gió, thì họ phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người dùng. Điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng, mà còn tạo được điều kiện cho việc mở rộng thị trường và cạnh tranh một cách hiệu quả.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1947, có trụ sở chính tại  Geneva, Thụy Sĩ. Tổ chức này có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn Quốc tế tự nguyện lớn nhất thế giới, áp dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, dịch vụ, kỹ thuật, y tế, giáo dục,…

ISO có nguồn gốc từ Liên đoàn Quốc tế của các Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Quốc gia (ISA), được thành lập vào năm 1920. Sau cuộc chiến tranh thứ hai, ISA bị đình chỉ và sau đó thì tái cơ cấu thành một cơ quan tiêu chuẩn toàn cầu mới bởi Ủy ban Điều phối Tiêu chuẩn Liên hợp quốc (UNSCC) vào năm 1946.

lich su tieu chuan iso 1
Tiêu chuẩn ISO đã có lịch sử lâu đời

Vào tháng 10/ 1946, các đại biểu ISA và UNSCC từ 25 quốc gia đã tổ chức cuộc họp tại Luân Đôn để xem xét tương lai của tiêu chuẩn hóa quốc tế và nhất trí hợp lực để thành lập ISO. Vào ngày 23/2/1947 ISO chính thức được thành lập và tạo ra 76 ủy ban kỹ thuật.

ISO được hoạt động dựa trên cơ sở sự đóng góp của nhiều thành viên quốc gia và các tổ chức liên kể. Hiện nay có 165 quốc gia thành viên và xuất bản được 23386 tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam gia nhập vào ISO từ năm 1977, và cũng là thành viên thứ 77 của tổ chức.

1.3 Tổ chức cung cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO

Dưới đây, P69 xin giới thiệu danh sách các tổ chức và công ty chứng nhận và giám định tại Việt Nam:

  1. Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế – ISOCERT
  2. Công ty TNHH BSI Việt Nam
  3. Công ty TNHH SGS Việt Nam
  4. Công ty TNHH Intertek Việt Nam
  5. Trung tâm chứng nhận phù hợp – QUACERT
  6. Công ty TNHH Bureau Veritas Certification
  7. Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 – QUATEST1
  8. Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 – QUATEST 2
  9. Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – QUATEST3
  10. Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam.

2. Ứng dụng của tiêu chuẩn ISO trong đời sống

2.1 Tiêu chuẩn ISO trong thương mại và công nghiệp

Tiêu chuẩn ISO tập trung vào việc phát triển và công bố các tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn và đảm bảo hiệu suất trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thương mại và công nghiệp. Các tiêu chuẩn này cung cấp một khung pháp lý và hướng dẫn các hoạt động kinh doanh, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp tăng hiệu suất, giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

tieu-chuan-iso-trong-nganh-thuong-mai-va-cong-nghiep
Các ngành thương mại và công nghiệp khác nhau thì có bộ tiêu chuẩn ISO khác nhau

Đối với người dùng thì một tiêu chuẩn ISO đáng tin cậy và được công nhận sẽ mang đến sự an tâm và niềm tin. Khi một doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn ISO, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tuân thủ các quy trình và yêu cầu quốc tế để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của họ. Người dùng có thể dựa vào tiêu chuẩn này để đưa ra quyết định mua hàng thông minh và chọn lựa những sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy.

2.2 Tiêu chuẩn ISO trong ngành nhiếp ảnh

Độ nhạy sáng ISO trong nhiếp ảnh, nó cho phép người chụp được điều chỉnh mức độ sáng tối của ảnh . Mặc dù độ sáng của ảnh thực tế sẽ phụ thuộc vào khẩu độ và tốc độ cửa trập, nhưng ISO vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sáng trong quá trình chụp.

ISO được hiểu là một chỉ số đo độ nhạy sáng của cảm biến trong máy ảnh. Khi tăng giá trị ISO, máy ảnh sẽ trở nên nhạy sáng hơn, cho phép thu nhận ánh sáng ít hơn để tạo ra ảnh đẹp hơn. Điều này có ích trong các tình huống thiếu sáng, khi bạn muốn chụp ảnh trong môi trường tối mà không muốn sử dụng đèn flash.

tieu-chuan-iso-nganh-nhiep-anh
Tiêu chuẩn ISO của ngành nhiếp ảnh được sử dụng để điều chỉnh độ sáng tối của máy ảnh

Đây là một yếu tố quan trọng để điều chỉnh mức độ sáng của ảnh chụp. Việc tăng ISO giúp thu nhận ánh sáng tốt hơn nhưng cần lưu ý về sự tăng nhiễu hạt trong ảnh. Qua việc điều chỉnh giá trị ISO phù hợp, người dùng có thể đạt được sự cân bằng giữa độ sáng và chất lượng ảnh tốt nhất trong mọi tình huống chụp.

3. Ưu điểm của việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO

Việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu cao và mong đợi của khách hàng, cũng như các quy định pháp lý. Điều này tạo ra sự hài lòng và niềm tin cho khách hàng, cũng như giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Ngoài ra, việc có chứng chỉ tuân thủ tiêu chuẩn ISO tạo ra niềm tin và sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các tổ chức hoạt động theo quy trình và tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận, từ đó tạo ra sự tin cậy và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Hơn nữa, tuân thủ tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp xác định và cải thiện các quy trình làm việc, giảm thiểu lãng phí và sai sót, tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức. Điều này dẫn đến sự tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu suất.

uu-diem-tieu-chuan-iso
ISO giúp doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh

Bên cạnh đó, một số tiêu chuẩn như ISO 14001 chú trọng vào quản lý môi trường. Việc tuân thủ tiêu chuẩn này giúp tổ chức xác định và kiểm soát tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường. Điều này bao gồm việc giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sử dụng nguồn tài nguyên bền vững và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định và quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Việc áp dụng tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân theo các quy định pháp luật liên quan đến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, thuế, bản quyền, bảo mật thông tin… Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những hậu quả pháp lý không mong muốn, như bị xử phạt, kiện tụng hay mất uy tín

4. Khó khăn của việc tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO

Trong quá trình chuẩn bị, triển khai và duy trì tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO đòi hỏi sự đầu tư về tài chính. Chi phí bao gồm việc đào tạo nhân viên, thiết lập hệ thống quản lý, kiểm tra và chứng nhận. Ngoài ra, việc duy trì tiêu chuẩn yêu cầu sự liên tục và định kỳ, có thể tạo ra chi phí bảo trì lâu dài.

Hơn nữa, để tuân thủ theo tiêu chuẩn, tổ chức cần có đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về quản lý chất lượng. Điều này có thể đòi hỏi đào tạo và tuyển dụng nhân viên phù hợp hay cung cấp đội ngũ chuyên gia. Ngoài ra, việc cung cấp nguồn lực để triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cũng có thể đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và tài nguyên.

kho-khan-thuc-hien-tieu-chuan-iso
Rất nhiều rào cản cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện được các tiêu chuẩn ISO

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO thường được cập nhật và điều chỉnh theo thời gian để phù hợp với tiến bộ công nghệ và quy định mới. Điều này có thể tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn mới. Các thay đổi này có thể yêu cầu về quy trình hay đầu tư thêm về tài nguyên để đáp ứng yêu cầu mới.

Mặc dù việc tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO có thể đối mặt với những khó khăn, nhưng lợi ích mà nó mang lại về chất lượng và niềm tin của khách hàng, tổ chức thường vượt qua những thách thức này.

5. Các loại tiêu chuẩn ISO phổ biến

5.1 Tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 là hệ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng được thiết lập bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Nó cung cấp hướng dẫn và công cụ cho các công ty, doanh nghiệp để thiết lập, duy trì hệ thống quản lý hiệu quả.

Tiêu chuẩn ISO 9000 tập trung vào việc xác định, triển khai một hệ thống quản lý chất lượng. Nó không chỉ áp dụng cho ngành sản xuất, mà còn áp dụng cho mọi loại hình, quy mô tổ chức, bao gồm các ngành dịch vụ và tổ chức phi lợi nhuận.

tieu-chuan-iso-9000
Tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 có mục đích chính là đảm bảo các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Và để đạt được điều này, các tổ chức cần duy trì các quy trình quản lý chất lượng, áp dụng các phương pháp kiểm soát và liên tục cải thiện hiệu suất của hệ thống quản lý.

5.2 Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 là một phiên bản mới nhất về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Được phát hành vào năm 2015, phiên bản này có sự cải tiến và tập trung vào việc quản lý hệ thống dựa trên sự rủi ro và phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn ISO 9001 đặt ra các yêu cầu để xây dựng, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận. Nó áp dụng cho mọi loại hình, quy mô và ngành nghề từ sản xuất đến dịch vụ.

Một  số điểm chính cần kể đến về tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm hướng dẫn về quản lý rủi ro, định rõ vai trò lãnh đạo, tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, quản lý quy trình, liên tục cải thiện.

5.3 Tiêu chuẩn ISO 13485

ISO 13485 là một tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực thiết bị y tế. Tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu đối với tổ chức trong việc cung cấp thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan.

tieu-chuan-iso-13485
Tiêu chuẩn ISO 13485 được áp dụng cho các tổ chức y tế

Chứng nhận ISO 13485 có thể được cấp cho các tổ chức tham gia vào một hoặc nhiều giai đoạn của vòng đời sản phẩm như: thiết kế, phát triển, sản xuất, lưu trữ, phân phối, lắp đặt hoặc bảo dưỡng thiết bị y tế. Ngoài ra, các nhà cung cấp hoặc bên thứ ba có thể sử dụng chứng nhận này để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức trong lĩnh vực thiết bị y tế.

5.4 Tiêu chuẩn ISO 20000

ISO 20000 là một tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên áp dụng cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. Nó được phát triển bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tiêu chuẩn này nhằm xác định và quản lý các quy trình trong việc cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin một cách hiệu quả, dựa trên tối ưu hóa các thực tiễn và tiêu chí kinh doanh hàng đầu.

Mục tiêu chính của ISO 20000 là đảm bảo rằng tổ chức có khả năng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết lập các quy trình, phương pháp và công cụ để quản lý và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng.

5.5 Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế định nghĩa các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong các tổ chức hoạt động trong ngành thực phẩm. Tiêu chuẩn này kết hợp các yếu tố của tiếp cận ISO 9001 và các nguyên tắc HACCP để xác nhận khả năng kiểm soát các rủi ro và đảm bảo an toàn thực phẩm.

tieu-chuan-iso-22000
Các doanh nghiệp thực phẩm sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 hướng đến việc tạo ra một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện và hiệu quả. Nhờ áp dụng tiêu chuẩn này, các tổ chức có khả năng xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy cơ an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm.

5.6 Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

ISO 27000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) để hỗ trợ các tổ chức trong việc quản lý an toàn thông tin. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến an ninh thông tin và quản lý rủi ro trong lĩnh vực này.

ISO 27001 là một phần quan trọng và nó xác định các yêu cầu cơ bản để thiết lập, triển khai, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý thông tin trong một tổ chức một cách an toàn. Nó đặt ra các nguyên tắc và quy trình để xác định và quản lý rủi ro, thiết lập các biện pháp bảo vệ thích hợp và đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn thông tin.

Bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 27000, các tổ chức có thể xác định và giảm thiểu các rủi ro an toàn thông tin, đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của thông tin quan trọng. Tăng cường sự tin tưởng từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh.

5.7 Tiêu chuẩn OHSAS 18001

Tiêu chuẩn 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển. Nó đề cập đến các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này là giúp tổ chức, doanh nghiệp kiểm soát và quản lý hiệu quả các rủi ro về sức khỏe, an toàn lao động.

tieu-chuan-ohsas-18001
Tiêu chuẩn OHSAS 180001 được sử dụng nhằm đảm bảo về an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn này, tổ chức có thể giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ nhân viên và xây dựng lòng tin của các bên liên quan.

5.8 Tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này có mục tiêu hỗ trợ các tổ chức trong việc cải thiện hiệu suất OH&S và giảm thiểu thương tích và tổn thất về sức khỏe trong các hoạt động làm việc.

Tiêu chuẩn ISO 45001 đã tạo ra một khung pháp lý và quản lý cho các tổ chức để quản lý rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho toàn bộ nhân viên.

5.9 Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

ISO 17025 là một tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho hệ thống kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và phòng hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này có một mục tiêu chính là chứng minh năng lực kỹ thuật và tổ chức quản lý của các phòng thí nghiệm, phòng hiệu chuẩn. Đồng thời cung cấp các kết quả thử nghiệm hiệu chuẩn đáng tin cậy và ổn định.

tieu-chuan-iso-iec-17025
Các phòng thí nghiệm phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

ISO 17025 yêu cầu các phòng thí nghiệm, phòng hiệu chuẩn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và quản lý. Một số yêu cầu quan trọng trong tiêu chuẩn này bao gồm: năng lực kỹ thuật, quản lý chất lượng, đảm bảo tính đáng tin cậy của kết quả,…

Việc tuân thủ tiêu chuẩn này giúp xây dựng niềm tin với khách hàng và các bên liên quan, đồng thời đảm bảo rằng các kết quả được cung cấp là đáng tin cậy, có giá trị trong các lĩnh vực thử nghiệm và hiệu chuẩn.

5.10 Tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là một phương pháp quản lý an toàn thực phẩm được phát triển để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và chế biến đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng. Tiêu chuẩn này áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, và phân phối thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP có thể được áp dụng trong nhiều giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm: sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, vận chuyển và lưu trữ. Mỗi nguyên tắc được thiết kế để xác định, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ có thể gây hại đến an toàn thực phẩm.

Lưu ý rằng tiêu chuẩn HACCP không phải là một tiêu chuẩn duy nhất mà được tùy chỉnh và áp dụng linh hoạt theo yêu cầu của từng quốc gia, từng quy định pháp luật. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của HACCP đã được công nhận và áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới. Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.

6. Những chú ý sau khi đạt chứng chỉ ISO

Duy trì tuân thủ: Sau khi đạt được chứng chỉ thì doanh nghiệp, tổ chức cần duy trì tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn của ISO. Điều này đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ nhân viên và sự hỗ trợ của lãnh đạo tổ chức để cải thiện hệ thống quản lý chất lượng.

Liên tục cải thiện: ISO yêu cầu các tổ chức liên tục cải thiện hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức cần xem xét các phản hồi từ khách hàng, đánh giá hiệu quả của quy trình và thực hiện các biện pháp để cải thiện hiệu suất, chất lượng.

duy-tri-tieu-chuan-iso
Duy trì tiêu chuẩn ISO sau khi đạt được là việc không hề đơn giản với bất kỳ doanh nghiệp nào

Đào tạo và nâng cao nhân viên: Đạt chứng chỉ ISO không chỉ yêu cầu tuân thủ các quy trình và quy định, mà còn đòi hỏi sự tham gia cũng như sự hiểu biết của nhân viên. Tổ chức cần đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về các yêu cầu của ISO và có khả năng thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả.

Tương tác với khách hàng và bên thứ ba: Các tổ chức cần duy trì một quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe phản hồi và yêu cầu của họ. Đảm bảo rằng các yêu cầu của ISO được thực hiện trong quá trình tương tác với khách hàng và bên thứ ba.

Bài viết trên đã tóm tắt đến bạn đọc những thông tin cơ bản chủ đề ISO là gì, cũng như các tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng hiện nay. P69 mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích được cho khách hàng và có thể áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Truy cập website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69

  • Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
  • Email: kd1@cokhip69.com.vn
  • Website: https://cokhip69.com.vn