Đồ gá là gì? Phân loại, cấu tạo và gia công đồ gá
Đồ gá đóng vai trò thiết yếu trong ngành gia công cơ khí, đặc biệt là trong quá trình gia công trên máy cắt kim loại. Nó đóng vai trò như một người bạn đồng hành không thể thiếu, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm một cách đáng kể. Hãy cùng P69 khám phá cấu tạo và ứng dụng của loại công cụ cơ này trong đời sống hiện nay!
Contents
1. Đồ gá là gì?
Đồ gá, hay còn gọi là mâm cặp máy tiện, là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong gia công cơ khí. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc định vị, kẹp chặt và dẫn hướng phôi trong quá trình gia công trên máy móc, thiết bị.
Sử dụng loại công cụ này sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả sản xuất và tăng năng suất làm việc. Đồng thời, đây cũng là một công cụ hỗ trợ sản xuất ưu việt, giúp việc gia công trở nên chính xác, hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động vừa tiết kiệm thời gian trong chu kỳ sản xuất và hạn chế lỗi của con người.
Một thiết bị mâm cặp máy tiện đạt chuẩn phải đáp ứng hai tiêu chí sau:
- Chi tiết định vị và dẫn hướng phải có cấu tạo hợp lý và độ chính xác cao.
- Chi tiết kẹp chặt phải có đủ độ cứng, vững đảm bảo kẹp chính xác và không bị xê dịch trong quá trình thao tác.
2. Cấu tạo của đồ gá
Các chủng loại và kết cấu của đồ gá gia công tuy đa dạng và khác nhau nhưng chúng đều có chung nguyên lý làm việc. Về cơ bản, các thành phần cấu tạo bao gồm:
Bộ phận định vị: Xác định vị trí chính xác của phôi so với dụng cụ cắt.
Bộ phận kẹp chặt: Giữ chặt phôi trong quá trình gia công, đảm bảo không bị rung động hay xê dịch.
Các cơ cấu truyền lực: Tạo lực kẹp cần thiết để giữ chặt phôi.
Các cơ cấu hướng dẫn, so dao: Dẫn hướng dụng cụ cắt di chuyển theo đúng vị trí và hướng cần thiết.
Thân và đế: Chịu lực và tạo độ ổn định cho toàn bộ hệ thống.
Cơ cấu định vị và kẹp chặt: Đây là cơ cấu giúp định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy cơ khí.
Ngoài ra, có thể trang bị thêm các bộ phận khác như cơ cấu phân độ, cơ cấu sinh lực, cơ cấu định tâm, cơ cấu phóng đại lực kẹp,… để đáp ứng đa dạng các yêu cầu gia công cơ khí cụ thể.
3. Các đặc điểm và công dụng của đồ gá
Đồ gá thường chỉ có kích thước rất nhỏ so với một chiếc máy gia công, tuy nhiên nó lại có chứng năng đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Đồ giá có nhiều loại khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm chính:
Giữ chặt: Giữ chặt, kẹp chặt với hệ thống kẹp, không cho chi tiết phôi di chuyển trong quá trình gia công
Dẫn hướng: Sau khi phôi được kẹp chặt thì đồ giá sẽ dẫn hướng thủ công hoặc tự động theo lệnh đã cài đặt sẵn trên máy.
Công cụ cơ khí này thường được làm từ các chất liệu có độ cứng cao như gang xám, thép hợp kim, thép không gỉ, đồng,… Việc sử dụng nó trong sản xuất và gia công giúp đem lại nhiều lợi ích:
Đảm bảo độ chính xác cao: Định vị và kẹp chặt phôi chính xác, giúp gia công sản phẩm đạt độ chính xác cao.
Tăng hiệu quả gia công: Giảm thời gian gia công, tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Giảm thiểu sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và tốt hơn.
Đảm bảo an toàn lao động: Hạn chế nguy cơ tai nạn lao động do phôi bị rung động hay xê dịch trong quá trình gia công.
4. Ứng dụng của đồ gá
Đồ gá là một công cụ không thể thiếu trong quá trình gia công cơ khí. Khi gia công, lắp ghép nhiều chi tiết khác nhau, cần độ chính xác cao thì sử dụng mâm cặp máy tiện này là một giải pháp tối ưu nhất. Với kiểu dáng, thiết kế đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp, Cơ Khí P69 xin chỉ ra một số ứng dụng của sản phẩm này trong các ngành công nghiệp gia công như:
Ngành cơ khí, chế tạo máy: Được ứng dụng trong việc gia công các chi tiết máy, phụ kiện, khuôn mẫu, các bộ phần linh kiện nhỏ yêu cầu độ chính xác cao.
Ngành công nghiệp ô tô: Ứng dụng trong gia công và sản xuất hàng loạt các bộ phận xe như thân xe, động cơ, bánh xe… đảm bảo đồng đều về chất lượng.
Ngành điện tử: Ứng dụng trong gia công các linh kiện điện tử, bo, mạch điện tử, chip điện tử…
Ngành công nghiệp hàng không: Ứng dụng trong gia công các chi tiết máy bay, cánh quạt.
Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều trong các khâu sản xuất, gia công của các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp đóng tàu, ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất, ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao, ngành sản xuất đồ chơi
5. Một số cách phân loại đồ gá
Nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồ gá đang ngày càng đa dạng về mẫu mã, kích thước cũng như công dụng. Người ta phân loại dựa vào tính chất, nguyên lý hoạt động và công dụng của nó.
5.1 Phân loại theo công dụng
Dựa trên công dụng có thể chia làm ba loại sau:
Đồ gá kiểm tra: Được dùng để đánh giá độ chính xác hoặc chất lượng của bề mặt sản phẩm, được chia làm hai loại là đồ gá kiểm tra tĩnh và kiểm tra di động.
Đồ gá lắp ráp: Đây là loại dùng để định vị và kẹp chặt các chi tiết trong quá trình lắp ráp. Bao gồm đồ hai loại chính là lắp ráp vạn năng và lắp ráp chuyên dụng.
Đồ gá gia công: Dùng để định vị, và dẫn hướng phôi so với dụng cụ cắt đồng thời giữ phôi vững ở vị trí đó trong suốt quá trình gia công trên máy móc. Một số loại gia công như đồ gá phay, tiện, khoan,…
Đồ gá JIG: được sử dụng để định vị và kẹp chặt các chi tiết trong quá trình gia công cơ khí. Loại đồ gá này cũng giúp cho người thực hiện gia công và máy móc hoạt động nhanh hơn và chính xác hơn.
5.2 Phân loại theo tính vạn năng
Dựa vào tính chất vạn năng đồ gá được chia làm hai loại:
Đồ gá vạn năng: Là loại có thể sử dụng được cho nhiều loại chi tiết khác nhau. Một số loại đồ gá vạn năng như: bàn gá quay, đầu phân độ, vấu kẹp, êtô,…
Đồ gá chuyên dùng: Là loại chỉ sử dụng cụ thể cho một loại chi tiết nhất định. Các loại chuyên dùng phổ biến hiện nay như: đồ gá hàn, khoan, tiện, phay hay đồ gá mài,…
5.3 Phân loại theo nguyên lý truyền lực kẹp
Dựa vào nguyên tắc lực kẹp, người ta chia làm 4 loại đồ gá chính:
Đồ gá cơ khí: Sử dụng lực cơ học để kẹp chặt phôi, thường là vít, bu lông, tay kẹp,… Loại này thường được sử dụng cho các chi tiết nhỏ, lực kẹp không lớn.
Đồ gá thủy lực: Là loại mâm cặp máy tiện sử dụng áp lực thủy lực để kẹp chặt phôi. Đồ gá thủy lực thường được sử dụng cho các chi tiết lớn, cần lực kẹp lớn.
Đồ gá khí nén: Sử dụng áp lực khí nén để kẹp chặt phôi, dùng cho các chi tiết cần thao tác nhanh chóng.
Đồ gá điện từ: Là loại sử dụng lực từ trường để kẹp chặt phôi và thường được sử dụng cho các chi tiết cần độ chính xác cao.
6. Các loại đồ gá được sử dụng phổ biến hiện nay
6.1 Đồ gá tiện
Có nhiều loại đồ gá tiện như: đồ gá tiện dành cho phôi có chuyển động quay, cho phôi cố định hay loại lắp chặt vào trục chính của máy tiện, đồ gá dao,… Tùy thuộc vào chức năng và chủng loại mà đồ gá tiện có các yêu cầu khác nhau. Về cơ bản, cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đồ gá có độ cứng, vững cao để chịu được lực cắt lớn.
- Có cơ cấu kẹp chặt phôi an toàn và hiệu quả.
- Có cơ cấu định vị chính xác để đảm bảo gia công đúng kích thước và an toàn cho người lao động.
6.2 Đồ gá khoan
Loại này được sử dụng trên máy khoan để xác định vị trí và kẹp chặt phôi với máy khoan giúp hướng mũi khoan để tạo ra những lỗ với kích thước và vị trí đúng với bản vẽ kỹ thuật.
Có các loại đồ gá khoan phổ biến hiện nay như: khoan tấm góc, khoan lá, khoan trục. Tuy có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau nhưng đồ gá khoan có các yêu cầu sau:
- Đảm bảo định vị chính xác vị trí tâm của lỗ khoan, hạn chế cả 6 bậc tự do của chi tiết để xác định đúng lỗ tâm.
- Có các loại dụng cụ phụ như: mang ranh, đầu kẹp nhanh, đầu kẹp ta rô,… giúp kẹp chặt phôi chắc chắn tránh và giảm thiểu rung.
- Có cơ cấu dẫn hướng dụng cụ cắt chính xác.
6.3 Đồ gá phay
Đồ gá phay hay còn gọi là đồ gá máy phay, thường có cấu tạo cơ bản gồm bộ phận kẹp chặt, bộ phận dẫn hướng và vỏ. Ngoài ra, loại mâm cặp máy tiện này còn có một số chi tiết đặc biệt như chốt định hướng, cữ so dao, căn so dao.
Trên thị trường hiện nay có các loại phổ biến như: đồ gá máy phay một chi tiết, nhiều chi tiết, tiến dao thẳng, tiến dao vòng và tiến dao đường cong chép hình. Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng đồ gá phay đều có chung các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về độ cứng, vững của đồ gá phay cao hơn các loại khác vì khi phay có lực cắt lớn nên rung động tạo ra rất lớn.
- Có phần vỏ ngoài có kích thước lớn và dày hơn các loại khác.
- Bộ phận định vị và thanh dẫn phải được làm từ vật liệu có đặc tính chống mài mòn cao, tuổi thọ lâu dài.
6.4 Đồ gá mài cà
Đồ gá mài cà là một công cụ hỗ trợ phổ biến trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí giúp quá trình gá kẹp trong công tác mài trở nên nhanh chóng hơn. Loại đồ gá này gồm có 2 loại nhỏ hơn:
Mài phẳng: Sử dụng cho các chi tiết cụ thể phẳng hoàn toàn có thể gá trực tiếp trên bàn từ, các chi tiết trục phức tạp thì dùng đồ gá đặt trên bàn từ.
Mài tròn trong: Các phôi cần mài trong thì sử dụng mũi tâm kẹp tốc.
6.5 Đồ gá chuốt
Đồ gá chuốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình gia công chuốt, giúp tăng hiệu quả, chất lượng và an toàn lao động. So với các loại đồ gá khác, loại chuốt có kết cấu đơn giản hơn do đặc thù của quá trình gia công chuốt.
Cấu tạo của loại chuốt đơn thuần gồm bộ phận dẫn hướng, cơ cấu phân độ, thân và đế. Do quá trình gia công tạo ra lực chuốt lớn, phôi được kẹp chặt nhờ lực chuốt nên đồ gá chuốt không cần cơ cấu kẹp chặt.
Bài viết này đã giới thiệu khái niệm cơ bản về đồ gá, các loại phổ biến hiện nay và ứng dụng của chúng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồ gá và lựa chọn được loại phù hợp cho công việc của mình. Để biết thêm thông tin hữu ích về công cụ ưu việt này, vui lòng liên hệ với P69 qua hotline 0989.188.982 hoặc 0966.686.969.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ P69
- Nhà máy sản xuất: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
- Số điện thoại: 0966686969 | Hotline: 0989188982
- Email: kd1@cokhip69.com.vn
- Website: https://cokhip69.com.vn